26/12/2018 15:33
Grab có trả 41,2 tỷ đồng, Vinasun cũng không thèm nhận
Điều vô lý là, dù Grab có đồng ý bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng thì Vinasun vẫn không chấp nhận. Grab cho rằng, Vinasun cũng không biết họ muốn gì.
Ngày 26/12, Toà án Nhân dân TP.HCM tiếp tục đưa vụ Vinasun kiện Grab đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với số tiền hơn 41,2 tỷ đồng ra xét xử sau gần 1 tháng tạm dừng để hai bên tự hòa giải.
Đây là lần thứ 6 Toà án Nhân dân TP.HCM đưa vụ án ra xét xử sau nhiều lần hoãn xử và tạm dừng. Trước đó, tại phiên tòa vào ngày 30/11/2018, cả Vinasun và Grab đã yêu cầu tòa tạm dừng xét xử để cả nguyên đơn lẫn bị đơn cùng ngồi lại với nhau tìm một giải pháp tháo gỡ cho vụ kiện kéo dài hơn 1 năm nay khiến tất cả các bên đều mệt mỏi.
Vinasun và Grab lại tiếp tục lôi nhau ra Toà. |
Dù vậy, sau gần 1 tháng cùng ngồi lại với nhau nhưng cả Vinasun và Grab vẫn không thể tìm được tiếng nói chung. Tại phiên tòa sáng nay, đại diện của Vinasun cho biết việc tạm ngừng phiên tòa vừa qua là do phía Grab chủ động hòa giải chứ không phải xuất phát từ mong muốn của nguyên đơn.
Tuy nhiên, những phương án Grab đưa ra không đúng với mong muốn của Vinasun nên doanh nghiệp taxi này không đồng ý tiếp tục hòa giải. Grab vẫn bày tỏ mong muốn tìm một giải pháp hòa giải để thoát khỏi vụ kiện kéo dài đã quá lâu, gây rất nhiều tốn kém về tiền bạc và mệt mỏi cho tất cả mọi người để tập trung vào việc kinh doanh, mang lại lợi ích cho đối tác và người dân.
Tuy nhiên, Vinasun vẫn khẳng định không muốn hòa giải nên Grab yêu cầu tòa tiếp tục xét xử theo quy định pháp luật.So với số tiền đòi bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng mà Vinasun khởi kiện đòi Grab phải trả thì số tiền này lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, phương án trên đã không được Vinasun chấp nhận.
Đại diện của Vinasun cho rằng mục đích khởi kiện Grab không phải vì khoản tiền đó mà để làm rõ được các hành vi sai phạm trong hoạt động kinh doanh của Grab và muốn cơ quan chức năng quản lý Grab như là doanh nghiệp kinh doanh taxi.
“Đây là lợi ích của đất nước, cùa quốc gia với mong muốn xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh”, ông Trương Đình Quý, Phó tổng giám đốc Vinasun nói. Trước phần trả lời của nguyên đơn, chủ tọa phiên tòa Thẩm phán Lê Công Toại hỏi lại: “Yêu cầu của ông chỉ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, giả dụ người ta đồng ý trả 41,2 tỷ thì sao?”. Phía đại diện Vinasun trả lời “vẫn không chấp nhận”.
Grab muốn kết thúc vụ kiện để yên tâm làm ăn. |
Tỏ ra ngán ngẩm, đại diện Grab cho rằng dường như Vinasun cũng không biết họ muốn gì và có muốn đòi bồi thường 41,2 tỷ đồng như đơn khởi kiện hay không.
“Chúng tôi muốn hòa giải với Vinasun vì không muốn tốn thời gian cho một vụ kiện vô nghĩa này để 2 bên có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh, phục vụ người dân tốt hơn. Việc chúng tôi muốn mua cổ phần Vinasun được coi là một hoạt động đầu tư với kỳ vọng sự hợp tác cùng Vinasun để mang lại lợi ích cho cả hai và kết thúc vụ kiện một cách tốt đẹp”, đại diện của Grab nói.
Việc Vinasun từ chối cơ hội hợp tác với Grab không chỉ khiến cho những người trong cuộc mà cả những ai theo dõi phiên tòa này cũng cảm thấy mệt mỏi.
Trong khi Vinasun liên tục cáo buộc sự xuất hện của Grab khiến Vinasun suy giảm doanh thu, giảm lợi nhuận thì hàng loạt các doanh nghiệp taxi truyền thống khác ở các tỉnh lại bắt tay cùng Grab để triển khai dịch vụ tại các tỉnh như Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định… và đều cho biết sự hợp tác này mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu sất khai thác và hiệu quả kinh doanh.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp