Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Grab Bike có phải là “con dao hai lưỡi” đối với giới trẻ Việt?

Sức khỏe

24/08/2017 07:24

Không đòi hỏi bằng cấp, làm việc thoải mái, lương cao… có rất nhiều bạn trẻ đang đổ xô vào chạy xe ôm công nghệ Grab Bike. Điều này khiến nhiều người quan ngại đây có phải là “con sâu” khiến giới trẻ Việt lười tư duy, nhụt chí cầu tiến?

Xe ôm công nghệ - Công việc quốc dân

Có mặt ở Việt Nam từ năm 2014, đến nay cả Uber và Grab đều được xem là những dịch vụ taxi và xe ôm chiếm được cảm tình và sự yêu thích của khách hàng. Không chỉ thế công việc này còn được giới trẻ ưu ái gọi là “công việc quốc dân”. Bởi vì tiêu chí để để hành nghề tài xế Grab Bike hoàn toàn rất đơn giản. Chỉ cần có xe máy và điện thoại thông minh (smartphone) và một số loại giấy tờ để làm hồ sơ đăng ký là có thể tham gia vào mạng lưới này.

Bên cạnh đó, công việc này có có mức thu nhập tốt, thời gian làm việc tùy chọn, có tính linh hoạt cao tùy theo thời khóa biểu của từng cá nhân. Vì thế rất phù hợp với các đối tượng như sinh viên đang đi học, sinh viên tốt nghiệp đang chờ việc, sinh viên thất nghiệp, nhân viên văn phòng… đều có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi để chở khách, cải thiện thu nhập.

Anh Nguyễn Văn Công (sinh năm 1987, cựu sinh viêntrường ĐH Xây dựng Hà Nộichia sẻ:“Mình quê ở Hà Nam, học xong thì muốn tự lập, tự kiếm việc làm Hà Nội. Thấy nghề chạy xe Grab Bike cũng dễ xin việc và lương cũng ổn nên mình quyết định theo nghề luôn. Buổi sáng, dậy 7h đi làm, trưa mìnhăn cơm ngoài, tối về cơm vợ nấu.

Nghề xe ôm mà, làm nhiều đâm quen, vì vậyviệc di chuyển giữa chỗ làm và nơi ở cũng không quá khó khăn, mình cũng không thấy bất tiện gì hết”.

Anh Nguyễn Văn Công mặc dù tốt nghiệp khoa Thi công cầu đường trường ĐH Xây dựng Hà Nội nhưngvẫn chọn Grab Bike là công việc chính của mình.

Bạn Chu Hoài Nam (sinh năm1995 – sinh viênĐHGiao thông Vận tải Hà Nội) nói:“Do năm cuối rồi nên thời gian biểu của mình cũng khá nhẹ nhàng. Hơn nữa, gia đình mình cũng không khá giảmấy, vì thế mình đã chọn một công việc làm thêm. Qua tìm hiểu và được bạn bè giới thiệu thì thấy chạy Grab là công việc phù hợp nhất.

Qua ba tháng làm việc thì mình thấy đây là sự lựa chọn sáng suốt. Công việc cũng khá nhẹ nhàng, lương cũng cao hơn so với các công việc như đi làm gia sư, phục vụ bàn, giữ xe… Hiện tại mình đang nhận 5-7 triệu/tháng. Con số thu nhập còn tùy theo doanh số thưởng”.

Bạn Chu Hoài Nam - sinh viênnăm cuối trường ĐHGiao thông Vận tải Hà Nội.

Cũng theo tiết lộ từ đại diện Grab Việt Nam, dịch vụ Grab Bike được ghi nhận có mức tăng trưởng tốt, thu nhập của các tài xế ở mức ổn định, có thể trang trải cho cuộc sống tốt hơn. Bình quân, các tài xế Grab Bike chạy xe bán thời gian có mức thu nhập 4 triệu đồng/tháng, tài xế chạy toàn thời gian có mức thu nhập 10 triệu/tháng.

Tận dụng thời điểm Grab Bike đang nở rộ, nhiều bạn sinh viên, cử nhân mới ra trường chưa tìm được việc làm hay đang chờ việc đã đăng ký tham gia làm xe ôm cho hãng. Tuy nhiên, khi quyết định chạy theo con đường này, nhiều người đã phải “méo mặt” khi bị người đời dèm pha, nhận xét rằng làm một công việc thấp hèn.

“Con dao hai lưỡi” mang tên Grab Bike?

Có thể khẳng định việc dễ dàng trở thành một tay lái trong hệ thống Gab Bike cũng là một yếu tố để nhiều bạn trẻ đầu quân vào nghề này. Tuy nhiên, nếu đánh đồng việc nghề GrabBike đã làm tha hóa, làm nhụt chí cầu tiến của giới trẻ là điều không đúng.

Việc các bạn sinh viên, cử nhân tham gia lái xe hai hãng Uber, Grab không phải là hiện tượng ồ ạt và chỉ ở phạm vi hẹp. Họ chỉ coi đó là công việc tạm thời trong khi chờ việc làm mới.

Mặt khác, đối với những trường hợp thất nghiệp thì một công việc có tính chất nhẹ nhàng, lại linh động được thời gian như lái Grab mà lương thưởng vẫn bằng trung bình lương văn phòng, thậm chí là cao hơn thì chắc chắn ai cũng muốn đầu quân về đội Grab.

Nói về vấn đề này, bạn Phan Văn Quang (SN 1991)– SV ĐH Công nghiệp HN ngành Điện tử viễn thông tâm sự:“Mình chạy Grab đã được 3 thángnay và lương trung bình 5 triệu tháng. Mình xem đây là công việc phụ để kiếm thêm thu nhập trong lúc chờ việc thôi chứ không có ý định sẽ gắn bó lâu dài.

Làm việc gì thì cũng có khó khăn cả, như việc chạy Grab cũng thường bị khách lừa tiền, rồi những hôm mưa gió di chuyển cũng khó khăn”.

Khi được hỏi về việc Grab Bike chính là nghề làm giới trẻ Việt có suy nghĩ thụt lùi, không có chí cầu tiến, anh Nguyễn Đức Cường(SN 1988) cựu sinh viên Viện ĐH mở Hà Nội– người chạy GrabBike hơn 5 năm khẳng định:“Mình cũng có đọc qua trên truyền thông, Facebook nhưng chỉ lướt qua vì thấy nó rất là vớ vẩn, mất thời gian. Cá nhân mình không đồng ý với quan điểm này.

Vì mình cótừng làm văn phòng (chuyên ngành Tiếng Anh) nên mình biết làm việc trong môi trường này không chỉ áp lực mà còn khiến mình hơi bị ì, bị thụ động. Từ khi chuyển sang làm Grab mình thấy đây là công việc tuy không đúng với chuyên môn của bản thân nhưng dù sao cũng làm mình thoải mái và có thêm thời gian chăm sóc gia đình”.

Anh Cường tận dụng thời gian, kiếm thêm thu nhập bằng việc làm part time với công việc của một Grab Bike.

Những người hành nghề lái xe Uber, Grab tự nhận biết họ gặp bên cạnh lợi nhuận trước mắt các bạn sẽ gặp rất nhiều rủi ro, nhu tiềm ẩn như rủi ro về giao thông, sự cố hay tai nạn… người lái xe sẽ lãnh đủ

Mặt khác doanh nghiệp các hãng này chưa có sự ràng buộc chặt chẽ về pháp lý đối với cơ quan quản lý nhà nước về vận tải, do đó quyền lợi ích họp pháp của người lao động sẽ bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên nhiều người vẫn muốn chọn đây làm “bến đỗ” vì sự thoải mái, nhàn hạ, không bị áp lực công việc.

Anh Nguyễn Văn Công - cựu sinh viên ĐH Xây Dựng Hà Nội nói tiếp: "Thấy chạy Grab khá thú vị và lương cũng cao nên mình đã chuyển sang nghề này. Mình chạy tháng 12 năm ngoái (tầm 9 tháng), đến bay giờ lương mình cũng được trung bình 7 triệu tháng.

Công việc nào thì cũng có khó khăn nhất định, nhưng đa phần là thoải mái, cảm giác linh hoạt về thời gian. Không bị vướng bận, không bị công ty chèn ép điều gì. Đặc biệt, nghề này cũng hay, nhiều hôm chạy xe cảm thấy rất bất ngờ, vì khách thương cho thêm tiền. Chuyến xe chỉ có tầm 30k mà khách thậm chí trả lên gấp 3 lần. Mình nghĩ là đến khi nào Grab giải thể thi mình mới nghỉ. Xác định lâu dài vì nó khá tự do”.

Tạm kết:

Thực ra nghề nào trong xã hội cũng đều đòi hỏi một chuyên môn, trình độ và cả nguyên tắc công việc nhất định. Như trường hợp của dịch vụ xe ôm công nghệ Grab Bike cũng vậy.

Trong quá trình làm việc, những tài xế có thành tích phục vụ tốt sẽ tiếp tục được tham gia chương trình huấn luyện “Học viện Tài xế 6 sao”, với các kiến thức, kỹ năng phục vụ nâng cao theo chuẩn của ngành dịch vụ chuyên nghiệp. Và tất nhiên khi đã thành “tay lái lụa” thì mức lương của tài xế cũng được chi trả theo đúng năng lực của mình.

Thật ra nghề nào trong xã hội cũng đáng được tôn trọng vì nó xuất phát chính từ sức lao động của mỗi người, từ cả mồ hôi và nước mắt của họ. Đánh đồng việc dịch vụ xe ôm công nghệ Grab đã khiến giới trẻ bị tha hóa, thụt lùi tư duy và cả chí cầu tiến thì chưa hẳnđúng. Cần nhìn nhận lại thực tế mỗi năm Việt Nam có hàng nghìn cử nhân ra trường nhưng vẫn thất nghiệp. Và dĩ nhiên họ phải tìm cho mình một công việc đủ nuôi sống bản thân nếu muốn tiếp tục phát triển.

Và Grab Bike chỉ là cái phao để họ nắm lấy ngay lúc này. Đồng thời đây còn là công việc lí tưởng, phù hợp của những cá nhân biết rõ năng lực, sở thích của mình. Và bài toán về câu chuyện “học và làm” sẽ mãi là chủ đề nóng được bàn luận nếu các cơ quan chức năng không có giải pháp phù hợp.

P.V (Thế giới trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement