Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Tại sao mới chỉ hỗ trợ được gần 30%?

Chính sách - Hạ tầng

02/07/2020 18:10

Hiện, chỉ mới giải ngân được 17.500 tỷ đồng (chiếm 30% gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng) cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân khó khăn do đại dịch COVID-19, tính đến ngày 29/6, các địa phương đã phê duyệt danh sách 15,8 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí là 17.500 tỷ đồng.

Như vậy, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/QĐ-CP của Chính phủ mới chỉ giải ngân được 17.500 tỷ đồng, bằng gần 30% so với dự tính ban đầu. Kho bạc Nhà nước đã giải ngân gần 11.300 tỷ đồng để hỗ trợ cho hơn 11 triệu người và khoảng 6.200 hộ kinh doanh.

Cụ thể, hơn 10,8 triệu người có công với cách mạng, người được bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ gần 11.100 tỷ đồng. Khoảng 170.000 người lao động đã được hỗ trợ với kinh phí gần 176,2 tỷ đồng. Trong hơn 22.900 hộ kinh doanh thuộc diện hỗ trợ, khoảng 4.300 hộ đã được giải quyết với kinh phí trên 4,3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp chưa được vay vốn trả lương

Trong khi việc hỗ trợ cho các đối tượng là người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo các địa phương đã gần như hoàn thành thì việc hỗ trợ cho các nhóm đối tượng khác vẫn còn rất hạn chế. Tổng kinh phí hỗ trợ mới chỉ đạt gần 30% so với dự tính ban đầu là 62.000 tỷ đồng.

hotrochitra
Tính đến nay, các địa phương hoàn tất việc chi trả hỗ trợ cho 4 nhóm đối tượng là người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Ảnh: VGP

Theo thông tin trên báo Vietnamplus, Đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhận định trong quá trình thực hiện chính sách, các địa phương đã bám sát vào mục tiêu, nguyên tắc của Nghị quyết 42/NQ-CP là hỗ trợ cho các đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, số lượng đối tượng thụ hưởng của chính sách hỗ trợ là người lao động còn ít so với dự kiến ban đầu.

Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương tại doanh nghiệp 15.909 người, chỉ đạt 1,59% so với dự kiến ban đầu là 1 triệu người.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng đã hoàn tất bước đầu về hỗ trợ chi trả đối với hộ kinh doanh bị giảm sâu có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4/2020 cũng như các đối tượng lao động tự do.

Đặc biệt, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội và trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tới thời điểm này chưa có hồ sơ nào của người sử dụng lao động vay Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương cho người lao động bị ngừng việc được giải ngân. Trong khi đó, dự kiến số tiền cho vay ban đầu là 16.000 tỷ đồng với tổng số lao động được hô trợ 3 triệu lao động.

Hỗ trợ ít hơn so với dự kiến

Lý giải nguyên nhân của việc số lượng các đối tượng thụ hưởng chính sách còn thấp so với dự kiến ban đầu, đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết thời điểm các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ, tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, chưa được kiểm soát tại Việt Nam nên dự báo số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tương đối nhiều. 

Tuy nhiên, trong diễn biến thực tế, Việt Nam đã sớm kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 5/2020, tạo điều kiện cho việc mở cửa lại nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp quay trở lại phát triển sản xuất, kinh doanh. Do vậy, số lượng lao động mất việc làm, ngưng việc tiếp cận gói hỗ trợ này còn khá ít.

Ngoài ra, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương không được hỗ trợ là do nhiều lao động làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập, hợp tác xã, tổ chức không phải là doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.

5007_9
5007_9

Đối với hộ kinh doanh cá thể, một phần do các hộ tạm ngừng kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn, các cấp chính quyền địa phương còn xét duyệt tương đối chặt chẽ.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định điều kiện hỗ trợ hộ kinh doanh là phải tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020 theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ nên diện đối tượng hộ kinh doanh thuộc diện đối tượng thụ hưởng còn hạn chế.

Theo thông tin từ báo Chính Phủ, đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, trong thực tế, các doanh nghiệp còn vốn duy trì, nên vẫn bố trí đảo ca, giãn ca, làm việc bán thời gian nhằm giữ chân người lao động. Đồng thời doanh nghiệp vẫn bố trí kinh phí và thoả thuận trả lương giãn việc, ngừng việc cho người lao động.

Mặt khác, doanh nghiệp khi lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ phải chứng minh tài chính nên doanh nghiệp e ngại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, không chủ động trong việc lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động.

Doanh nghiệp không chứng minh về việc không có doanh thu hoặc nguồn tài chính để trả lương vì trên thực tế mặc dù doanh nghiệp gặp khó khăn về đơn hàng hoặc nguyên vật liệu nhưng vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh với một bộ phận lao động rất ít so với trước khi có dịch.

Trên cơ sở phản ánh của nhiều địa phương, cơ quan doanh nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung điều kiện doanh nghiệp được vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động theo hướng phù hợp hơn với điều kiện hiện nay.

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement