Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán: Đón sóng báo cáo tài chính quý IV/2021

Chứng khoán

03/01/2022 07:55

Các cổ phiếu cơ bản như ngân hàng, chứng khoán, xây dựng... được kỳ vọng có kết quả kinh doanh quý IV/2021 khả quan và kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022, sẽ là những nhóm ngành đáng chú ý trong năm tới.

Dù đã có phiên giao dịch ấn tượng cuối năm, giúp thị trường trở lại đà tăng sau tuần điều chỉnh nhẹ trước đó. Tuy nhiên, VN-Index chưa thể chinh phục thành công trở lại đỉnh lịch sử 1.500 điểm và thanh khoản cũng sụt giảm so với tuần trước do các công ty chứng khoán chốt sổ không bùng mạnh margin. Theo các ông, bà liệu đỉnh lịch sử có được chinh phục trong tuần giao dịch đầu năm mới?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS

VN-Index hoàn toàn có thể chinh phục mốc điểm lực sử 1.500 điểm trong tuần giao dịch đầu năm mới với những gì chúng ta chứng kiến diễn biến giao dịch tích cực của thị trường chung và nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Theo tôi, khả năng chỉ số vượt đỉnh lịch sử 1.500 điểm ngay trong tuần đầu tiên của năm mới là khá cao. Điều này bắt nguồn từ sự suy yếu nguồn cung cổ phiếu, giúp VN-Index tăng mạnh trong phiên cuối cùng của năm 2021 dù thanh khoản không quá bùng nổ.

Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS

Dù thị trường đã có phiên giao dịch ấn tượng cuối năm nhưng VN-Index chưa thể chinh phục thành công đỉnh lịch sử 1.500 điểm, để lại dư vị nuối tiếc cuối cùng cho một năm thành công rực rỡ của chứng khoán trong nước.

Tuy vậy, tôi cho rằng, thị trường đang có điều kiện thuận lợi để vượt đỉnh lịch sử trong tuần đầu năm mới 2022 khi đón nhận nhiều thông tin hỗ trợ mà nổi bật là Bốn nội dung quan trọng của kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 4/1/2022 và các thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh quý IV cũng như năm 2020.

Đây là thời điểm thị trường gặp ít rào cản nhất khi các lực cản từ các biến số vĩ mô năm 2021 hay biến chủng Omicron cũng đã được thị trường hấp thụ.

photo-cms-tinnhanhchungkhoan-zadn-vn_anh-1-2-7637(1).jpg
Ông Ngô Quốc Hưng.

Về dài hạn, thị trường đã có 1 năm bùng nổ với việc VN-Index tăng 35,73% với thanh khoản đạt kỷ lục. Đây là động lực hay áp lực cho thị trường trong năm 2022?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS

Có lẽ thanh khoản tăng kỷ lục là động lực cho sự phát triển của TTCK năm tới. Chỉ số chứng khoán có thể lên các mức điểm cao mới trong năm tới. Chúng ta cùng chờ xem.

Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Rõ ràng, việc lọt vào top 10 thị trường tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2021 cùng thanh khoản kỷ lục là tín hiệu tích cực cho thị trường.

Bước sang năm 2022, khi các kênh đầu tư khác vẫn chưa hội tụ đủ yếu tố hấp dẫn hơn kênh chứng khoán (lãi suất huy động từ các ngân hàng dự kiến chỉ tăng nhẹ, số vốn tối thiểu tham gia thị trường bất động sản ngày càng tăng do hiện tượng sốt đất), tôi kỳ vọng làn sóng nhà đầu tư F0 vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Ngoài ra, việc đẩy nhanh chương trình tiêm chủng cùng gói hỗ trợ kinh tế được tung ra trong năm 2022 sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết, với tăng trưởng EPS dự kiến đạt 22%.

Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS

Tôi cho rằng những quyết sách kích thích tăng trưởng của Chính phủ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế năm 2022 sẽ là một trong các động lực chính cho thị trường trong năm 2022, bên cạnh đó dòng tiền nội sẽ tiếp tục đóng vai trò chính dẫn dắt thị trường.

Trong khi đó, gây áp lực cho thị trường là một số Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới có động thái thu hẹp các chính sách nới lỏng tiền tệ, bên cạnh đó là các yếu tố khác như lạm phát gia tăng trên toàn cầu, diễn biến của đại dịch covid, chuỗi cung ứng toàn cầu, địa chính trị…

Nhóm ngân hàng vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía thị trường và tiếp tục được kỳ vọng là nhóm dẫn dắt trong năm tới. Quan điểm của ông/bà như thế nào?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS

Việc chỉ số chứng khoán trung bình tăng vượt các điểm cao mới chắc chắn sẽ nhờ vào nhóm cổ phiếu lớn, nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Cho dù nhóm cổ phiếu ngân hàng khó có thể lặp lại thành tích tăng giá ấn tượng trong năm ngoái nhưng hiện tượng phân hóa, dòng tiền đẩy sẽ tham gia mạnh vào một số ít cổ phiếu ngân hàng cũng như nhiều cổ phiếu riêng lẻ đặc thù cũng sẽ giúp TTCK có thêm nhiều cơ hội tăng điểm và thu hút sự quan tâm lớn từ phía các nhà đầu tư trong nước.

Tất nhiên, chúng ta đừng quên các quỹ đầu tư theo chỉ số vẫn đang đưa các cổ phiếu ngân hàng vào tầm ngắm để nâng tỷ tỷ trọng giao dịch nhưng rõ ràng, một số ít cổ phiếu ngân hàng sẽ đáp ứng tiêu chuẩn đầu tư và nhà đầu tư cá nhân cũng cần chú ý đến đặc điểm của từng ngân hàng riêng lẻ.

Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Tôi vẫn đánh giá khả quan về cơ hội tăng giá của nhóm ngân hàng, với báo cáo tài chính quý IV dự kiến sẽ vượt xa kế hoạch kinh doanh năm 2021. Ngoài ra, một số cổ phiếu trong nhóm này cũng có những câu chuyện riêng hấp dẫn liên quan đến nới room ngoại, thoái vốn khỏi công ty con và tiến hành IPO công ty con lên sàn, hứa hẹn sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền trong thời gian tới.

Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS

Do nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các chỉ số nên thường có trong danh mục của các tổ chức và cũng là địa chỉ của dòng tiền lớn. Sau thời gian điều chỉnh và tích lũy kéo dài 6 tháng qua, nhóm cổ phiếu này cũng đã có dấu hiệu tạo đáy, tuy chưa thể tăng ngay được nhưng khả năng giảm thêm cũng ít xảy ra.

Nhiều doanh nghiệp bắt đầu rục rịch công bố kết quả kinh doanh năm 2021. Nếu đón sóng kết quả kinh doanh, nhóm ngành nào đáng chú ý, theo các ông/bà?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS

Có lẽ nhóm công nghệ, viễn thông, hóa chất, tài nguyên cơ bản, xây dựng dân dụng, dầu khí, tài chính sẽ vẫn là những nhóm ngành đáng chú ý trong năm tới.

photo-cms-tinnhanhchungkhoan-zadn-vn_leduckhanh-jsjt-4611(1).jpg
Ông Lê Đức Khánh.

Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Ngoài cổ phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cũng có thể quan tâm đến nhóm chứng khoán khi thanh khoản trong quý IV tiếp tục duy trì ở mức rất cao cùng danh mục tự doanh ghi nhận mức tăng trưởng tốt.

Bên cạnh đó, nhóm các cổ phiếu xuất khẩu như dệt may, thuỷ sản cũng được kỳ vọng có Báo cáo tài chính quý IV khả quan khi số liệu xuất khẩu toàn ngành đều ghi nhận hoàn thành mục tiêu năm 2021 bất chấp khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19.

Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS

Tôi cho rằng, ít có khả năng có sóng kết quả kinh doanh quý 4 cũng như năm 2021 khi giá cổ phiếu đã phản ánh rồi và nhà đầu tư cũng không bất ngờ. Thay vào đó, nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội ở những nhóm ngành có tiềm năng năm 2022 có thể như: chứng khoán, ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, bán lẻ, tiêu dùng, ô tô, dệt may…

Sang tuần mới, khả năng các công ty chứng khoán sẽ mở lại margin, liệu cơ hội có trở lại đến với các cổ phiếu nóng vừa bị chốt lời? Chiến lược đầu tư phù hợp nào cho tuần giao dịch đầu tiên của năm mới?

Nhiều cổ phiếu vẫn đang duy trì đà tăng và mặt bằng cổ phiếu sẽ tiếp tục được thiết lập trong giai đoạn tới. Nhà đầu tư cũng cần nhận ra việc tiếp tục nắm giữ ở một số cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng lớn cũng như linh hoạt điều chỉnh tỷ trọng để giảm dần tỷ trọng cổ phiếu giá không còn hấp dẫn để chuyển dần sang các cổ phiếu chưa tăng giá nhiều.

Có lẽ, các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn trong giai đoạn này vừa có thể đầu tư giá trị tầm nhìn nắm giữ dài và cả việc giao dịch ngắn hạn cổ phiếu.

Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Tôi cho rằng, việc dòng tiền rút khỏi nhóm cổ phiếu nóng không đến từ dư nợ cho vay margin mà bắt nguồn từ đánh giá mức độ rủi ro/cơ hội. Do vậy, trong tuần đầu tiên của năm mới, nhà đầu tư được khuyến nghị tham gia vào các cổ phiếu cơ bản được kỳ vọng có kết quả kinh doanh quý IV khả quan và kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 thuộc các nhóm ngành hưởng lợi khi dịch bệnh dần được kiểm soát như ngân hàng, chứng khoán, xây dựng, bán lẻ, nhóm xuất khẩu (dệt may, thuỷ sản…).

Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS

Tôi cho rằng, nhóm midcap và smallcap sẽ có nhiều lợi thế, đặc biệt là nhóm midcap khi cả 2 nhóm này đều đang ở đỉnh cao lịch sử, dòng tiền cũng chưa có dấu hiệu chốt lời rõ rệt.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu bluechips dù đang có quá trình tích lũy và có dấu hiệu tạo đáy nhưng cũng chưa tăng ngay khi nhà đầu tư đang chờ thị trường vượt đỉnh lịch sử để kích hoạt dòng tiền lớn quay trở lại thị trường. Do vậy, tôi cho rằng có thể duy trì tỷ trọng vừa phải đối với nhóm midcap trong khi mua gom đối với các cổ phiếu bluechips.

HOÀNG ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement