Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Góc khuất ngành công nghiệp anime: “Cày như trâu” nhưng lương vẫn không đủ lập gia đình

Trải nghiệm

14/03/2021 18:22

Akutsu muốn lập gia đình, nhưng anh không thể cưới vợ và nuôi con với đồng lương từ công việc họa sĩ diễn hoạt.
news

Tetsuya Akutsu, một họa sĩ diễn hoạt năm nay 29 tuổi, nói trong một buổi phỏng vấn qua điện thoại: "Tôi muốn làm việc trong ngành này đến hết phần đời còn lại. Nhưng tôi nhận ra mình không đủ khả năng để cưới vợ và nuôi dưỡng con cái". Khi sắp lập gia đình, anh mới cảm thấy rõ áp lực tài chính kinh khủng đến mức nào. Akutsu bắt đầu công việc này từ 8 năm trước, thời điểm mà quy mô của thị trường anime toàn cầu còn chưa bằng một nửa so với 24 tỷ USD doanh thu từ phim truyền hình, phim chiếu rạp, hàng hóa ăn theo,... của năm 2019.

Khi các dịch vụ chiếu phim trực tuyến như Amazon Prime, Netflix, Hulu bùng nổ, nhu cầu giải trí tại gia nở rộ hơn bao giờ hết, mọi người trở nên đắm chìm trong các thế giới ảo. Từ Pokémon thân thiện với trẻ em cho tới Ghost in the Shell, một thế giới cyberpunk tội lỗi và điện rồ. Akutsu làm việc chăm chỉ, tranh thủ từng giờ còn mở mắt, nhưng mỗi tháng anh chỉ kiếm được từ 1.400 tới 3.800 USD dù là một họa sĩ diễn hoạt hàng đầu. Đôi khi, anh còn tham gia vào một số loạt phim anime nổi tiếng với tư cách đạo diễn.

Akutsu nhận ra anh không thể nuôi nổi vợ con nếu chỉ dựa vào đồng lương của họa sĩ hoạt họa (The New York Times)

Thế nhưng, trường hợp của anh thậm chí còn được coi là may mắn. Có tới hàng ngàn họa sĩ minh họa ngoài kia đang quay cuồng chạy deadline mà chỉ nhận về 200 USD mỗi tháng. Sự bùng nổ của ngành công nghiệp anime chỉ càng làm xói mòn thêm khoảng cách giữa lợi nhuận tạo ra và thu nhập nhận về của những con người này. Rất nhiều trong số đó đã thắc mắc - liệu mình có thể gắng gượng theo đuổi đam mê đến bao giờ?

Ở Nhật, chuyện làm quá giờ đến mức nhập viện giống như một huân chương danh dự vì tinh thần lao động. Và đối với ngành đề cao tính sáng tạo này, đồng lương bèo bọt đi cùng điều kiện làm việc tệ hại càng làm xáo trộn những quy định thông thường của giới doanh nghiệp. Theo lẽ thường khi nhu cầu của thị trường bùng nổ, các công ty sẽ cạnh tranh ác liệt hòng giành giật thật nhiều tài năng trẻ về mình. Hệ quả là lương thưởng và chế độ đãi ngộ được cải thiện.

Đồng lương bèo bọt

Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sáng tạo Hoạt hình Nhật Bản, quy luật trên có vẻ đúng nếu ở cấp độ lao động cao nhất của ngành. Thu nhập trung bình hàng năm của một họa sĩ minh họa chủ chốt và vài vị trí quan trọng khác, đã tăng từ 29.000 USD năm 2015 lên 36.000 USD vào 2019. Những người vẽ các khung hình chính đó được gọi bằng danh xưng "genga-man" ở Nhật, bao gồm cả Akutsu. Anh là một freelancer hành nghệ tự do, xoay vòng giữa các studio anime và kiếm đủ sống, thuê một căn hộ ở Tokyo.

Ngành công nghiệp anime tạo ra hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm từ chiếu phim và bán hàng hóa ăn theo (ảnh: The New York Times)

Tương phản với hình ảnh đó là những đồng nghiệp ở bên Mỹ, lương trung bình có thể đạt 65.000 USD mỗi năm hoặc hơn. Một số đảm nhận những công việc cao hơn nữa có thể được trả tới 75.000 USD, nhiều hơn mức mà một họa sĩ diễn hoạt hàng đầu ở Nhật được trả. Dù vậy, anh từ chối tiết lộ cách thức chi trả ở studio mà anh đã làm việc.

Theo hiệp hội, với những ai đảm nhận vai trò "douga-man" thì mức lương trung bình thậm chí còn thấp hơn, có thể chỉ 12.000 USD vào năm 2019. Douga-man là những người biến từng khung hình của genga-man thành chuyển động liền mạch hơn. Thậm chí, con số này chỉ áp dụng với một lượng mẫu thu thập giới hạn, chưa bao gồm rất nhiều freelancer tự do khác còn được trả thấp hơn.

Vấn đề này đã là một phần của ngành công nghiệp, vốn đặc trưng là tiền chảy về các studio một cách hạn chế. Tuy nhiên, các xưởng anime vẫn có thể xoay sở với khoản thù lao bèo bọt đó nhờ vào lực lượng lao động gần như vô hạn. Đó chính là những con người trẻ tuổi theo đuổi đam mê sáng tạo anime, ôm giấc mơ một ngày nào đó mình sẽ nổi tiếng. Phiên dịch viên có gần ba thập kỷ lăn lộn trong ngành này, Simona Stanzani, cho biết. Cô nói các studio không có lí do để tăng lương.

Hội đồng sản xuất của dự án anime "The Promised Neverland" gồmAniplex, Fuji Television, Shueisha, CA-Cygames, Anime Fund, Dentsu

Lợi nhuận chảy vào túi những ông lớn

Chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghiệp anime, nhiều công ty đang đổ tiền vào đây. Các hãng Trung Quốc trả cho phía đối tác Nhật Bản những khoản tiền hậu hĩnh để sản xuất phim cho thị trường họ. Vừa rồi, Sony đã trả gần 1,2 tỷ USD để mua lại dịch vụ streaming anime Crunchyoll của AT&T, củng cố kế hoạch bành trướng công việc kinh doanh anime của họ.

Bề ngoài thì ngành công nghiệp đang rất phát triển, nhưng thực ra bên trong, rất nhiều studio anime đã phải đóng cửa. Nguyên nhân tới từ một mô hình sản xuất đã lỗi thời tên là hội đồng sản xuất (production committee). Mô hình này điều chuyển gần như tất cả lợi nhuận vào thẳng một nhóm các công ty đứng đầu. Đó là nhóm gồm các hãng sản xuất đồ chơi, nhà xuất bản, nhà phát hành,... đứng ra đảm bảo kinh phí cho dự án.

Bọn họ thường trả cho phía studio anime một khoản phí cố định (không dựa theo mức độ thành công sau này), đặt trước luôn cả tiền bản quyền. Một mặt, cơ chế này đảm bảo studio không phải đối mặt với rủi ro quá lớn nếu dự án thất bại. Nhưng mặt khác, nó cũng đẩy ra họ ra khỏi bữa tiệc chiến thắng nếu như anime thành cú hit lớn. Studio có thể nổi tiếng với tư cách nhà sản xuất, nhưng "miếng bánh" của họ lại phần lớn thuộc về hội đồng đứng sau. Ví dụ ở bản điện ảnh Demon Slayer, Sonythu nhiều tiền nhất chứ không phải xưởng ufotable.

Anime ăn khách nhất mọi thời đại mang về nhiều tiền nhất cho Sony (ảnh: Kyodo News)

Các xưởng sản xuất anime thay vì đàm phán lại tỉ lệ ăn chia lợi nhuận với hội đồng, đã quay sang "chèn ép" các họa sĩ diễn hoạt, đồng thời tích cực thuê các freelancer để giảm thiểu chi phí. Hệ quả là, chi phí sản xuất được cắt giảm tối đa bất chấp lợi nhuận ngày càng tăng lên. Dù với đồng lương bèo bọt đó, nhiều hoạ sĩ vẫn cảm thấy tự hào khi được làm việc hết mình. Họ cống hiến tận tụy tới mức sẵn sàng ngủ qua đêm ở studio, chỉ để kịp deadline vài tuần nữa phải hoàn thành dự án.

Ít có sự thay đổi lớn lao

Jun Sugawara, một họa sĩ vi tính và cũng là một nhà hoạt động, đang điều hành một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các họa sĩ có chỗ ở với giá cả phải chăng. Anh bắt đầu làm việc này từ năm 2011 khi biết được tình trạng làm việc tồi tệ của họ, những con người góp phần tạo nên các bộ anime anh yêu quý. Theo Sugawara, chính phủ dường như ít bận tâm tới việc cải thiện điều kiện lao động của nhóm này.

Bất chấp việc anime được coi là một phần trung tâm trong chương trình Nhật Bản Thú vị mà chính phủ khởi xưởng, anh thẳng thắn chỉ trích đó là một chương trình vô nghĩa. Trái lại, trong một cuộc phỏng vấn chính thức, người đại diện từ Bộ Lao động lại nói rằng chính phủ có nhận thức được vấn đề, nhưng họ tiếp nhận quá ít đơn phàn nàn từ họa sĩ trong nghề.

Phố Akihabara, "thánh địa" của người hâm mộ anime và manga (ảnh: The New York Times)

Chỉ một số ít vụ đấu tranh mang lại kết quả. Năm ngoái, hai studio anime đã đạt được thỏa thuận với nhân viên sau cáo buộc vi phạm luật lao động Nhật Bản, không chịu trả lương làm thêm giờ cho họ. Gần đây, một số ông lớn trong ngành công nghiệp anime đã có thay đổi trong chính sách lao động, sau quá nhiều áp lực từ công chúng.

Dù vậy, vẫn rất nhiều xưởng anime quy mô nhỏ khác không thể đáp ứng đòi hỏi tăng lương vì khả năng hạn chế. Theo Joseph Chou, chủ một xưởng hoạt hình vi tính ở Nhật, "đây là một ngành có tỉ suất lợi nhuận rất thấp". Ông nói rằng nó đòi hỏi một lượng lao động khổng lồ và các studio đang cố thích ứng chỉ là một nhóm có quy mô lớn. Suy cho cùng, studio không kiếm được nhiều từ thành công của dự án thì không đủ khả năng để theo đuổi một chính sách trả lương hào phóng.

Mất mát chất xám

Sugarawa lo ngại rằng, nếu cứ tiếp tục như này thì một ngày nào đó, ngành công nghiệp anime sẽ sụp đổ. Khi những tài năng trẻ cạn kiệt năng lượng, bỏ việc để đi tìm một cuộc sống mới tốt hơn. Ví dụ như Ryosuke Hirakimoto, người đã bỏ việc sau khi vợ anh sinh đứa con đầu lòng. Làm việc trong ngành này từng là ước mơ của anh, nhưng sau nhiều năm vất vả, anh thậm chí còn không kiếm nhiều hơn 38 USD một ngày.

Rất nhiều người sẵn sàng lao vào ngành công nghiệp anime dù được trả lương thấp, chỉ để cống hiến cho bộ phim họ yêu quý (ảnh: FT)

Hirakimoto cho biết: "Rất nhiều người chỉ thực sự cảm thất mình có giá trị khi đóng góp vào một bộ anime mà họ trân quý. Không quan trọng được trả bao nhiều, họ sẵn sàng làm tất cả". Giờ thì anh đã rút lui và chuyển sang làm việc trong một viện dưỡng lão, nơi luôn có nhu cầu tuyển dụng cao với mức lương hậu hĩnh, đặc biệt phù hợp với xã hội Nhật Bản già hóa.

"Tôi không hề hối tiếc chút nào vì đã quyết định bỏ cuộc" - Hirakimoto kết luận.

Ambitious Man
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ