Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Gỡ vướng cho dự án BT bị treo như thế nào?

Quy hoạch

19/04/2021 12:16

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có đơn kiến nghị Chính phủ chỉ nên tạm dừng các dự án bất động sản theo hình thực BT (Hợp đồng xây dựng, chuyển giao) trong hai năm. Nguyên nhân vì sao?

Vì sao nên tạm dừng các dự án BT?

Trong đơn kiến nghị mới nhất gửi Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội và UBND TP.HCM, đại diện HoREA một lần nữa tán thành nội dung tại Khoản 5 và Khoản 6, Điều 101 Luật PPP (Hợp đồng đối tác tư, công), theo đó quyết định  dừng triển khai dự án mới  áp dụng loại Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) kể từ ngày 1/1/2021 .

Theo HoREA, đây là  một quyết định rất kịp thời rất cần thiết do có không ít hợp đồng BT có dấu hiệu tiêu cực và quyết định này sẽ ngăn chặn được tình trạng thất thoát tài sản công (chủ yếu là đất công, trụ sở cơ quan), gây thất thu ngân sách nhà nước.

dat-vang-sai-gon-1.jpg
HoREA đề nghị tạm dừng các dự án BT trong 2 năm.

Nguyên do, phương thức thanh toán Hợp đồng BT bằng đất công, trụ sở cơ quan, không phù hợp giá thị trường, không đảm bảo nguyên tắc ngang giá, theo HoREA.

Ngoài ra, việc tạm dừng này cò có thể chấm dứt cơ chế “xin-cho” của một số doanh nghiệp “sân sau”, “thân hữu” , những thứ làm “méo mó” môi trường đầu tư.

Tuy nhiên, HoREA đề nghị chỉ nên dừng Hợp đồng BT trong năm 2021-2022, khoảng thời gian đủ để xem xét, rà soát, hoàn thiện lại hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật điều chỉnh loại hình đầu tư dự án BT

Từ năm 2023 trở đi, có thể tái khởi động trở lại phương thức xã hội hóa đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hoặc xây dựng lại nhà chung cư cũ, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, hoặc các dự án chỉnh trang tái phát triển các khu vực đô thị cũ.

Đại diện HoREA, Chủ tịch Lê Hoàng Châu cho biết, mặt bằng trụ sở làm việc, các diện tích đất sạch do Nhà nước quản lý hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và Luật Đấu giá tài sản, để đảm bảo thu hồi giá trị tài sản vào ngân sách nhà nước đúng giá thị trường.

Năm 2014, TP.HCM đã đấu giá thành công mặt bằng số 23 Lê Duẩn, quận 1, diện tích 3.000 m2, có giá khởi điểm đấu giá 550 tỷ đồng, qua 16 vòng đấu của 14 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, giá trúng đấu giá lên đến 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần giá khởi điểm”, ông Lê Hoàng Châu nói thêm.

Cần sửa luật để phù hợp với điều kiện thực tế

Từ những phân tích trên, HoREA đề nghị không sử dụng phương thức thanh toán Hợp đồng BT bằng quỹ đất sạch của Nhà nước, vì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất giao cho nhà đầu tư không đảm bảo được nguyên tắc “ngang giá” “phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường”.

23-le-duan-techcombank-18-155522.jpg
Khu đất vàng trên đường Lê Duẩn đã có giá cao gấp 2,6 lần khi đấu giá công khai. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, để làm được điều này Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội cần xem xét, kiện toàn những quy định của một số luật, trong đó có Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật đấu thầu…

HoREA dẫn chứng, trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 (và Nghị định 63/2018/NĐ-CP, Nghị định 69/2019/NĐ-CP) không quy định hình thức thanh toán Hợp đồng BT bằng tiền ngân sách nhà nước; Luật Ngân sách nhà nước 2015 không quy định việc sử dụng ngân sách nhà nước để mua lại công trình BT trong danh mục “Chi đầu tư phát triển”…

Ngoài ra, luật này cũng chưa quy định công trình BT là một sản phẩm hàng hóa (thường có giá trị rất lớn) là đối tượng chi ngân sách nhà nước để mua lại theo phương thức “mua sắm công”…

Tất cả những điều trên dẫn đến việc không có cơ sở pháp lý để thanh toán các hợp đồng BT bằng tiền ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, HoREA cũng đề nghị cơ quan chức năng rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (và Nghị định 63/2018/NĐ-CP, Nghị định 69/2019/NĐ-CP); Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, nhằm bịt kín các lỗ hổng, đủ điều kiện để khởi động lại các dự án BT, để vừa đảm bảo tính khả thi, chặt chẽ và hiệu quả, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và lợi ích công cộng.

“Để làm được điều đó, chúng ta nên áp dụng phương thức đấu thầu rộng rãi trong nước, hoặc quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư dự án BT, góp phần xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, lành mạnh”, ông Lê Hoàng Châu cho biết thêm.

Bên cạnh đó, HoREA cũng đề nghị nên sửa đổi Luật Đấu thầu để có thể thực hiện “đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án BT đồng thời với đấu thầu dự án có sử dụng đất (đất chưa giải phóng mặt bằng) để thanh toán Hợp đồng BT, để nhà đầu tư thực hiện dự án khác”.

Về Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách nhà nước, cơ quan chức năng cần sửa đổi để cho phép áp dụng phương thức thanh toán Hợp đồng BT bằng tiền ngân sách nhà nước (kể cả vốn viện trợ, vốn ODA) và coi đây là phương thức thanh toán chủ yếu Hợp đồng BT; hoặc chỉ thực hiện phương thức thanh toán Hợp đồng BT bằng dự án có sử dụng đất (dự án khác) trong trường hợp quỹ đất thanh toán đối ứng chưa giải phóng mặt bằng và thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất đồng thời với đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án BT.

Cuối cùng, HoREA đề nghị thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với trụ sở làm việc, đất sạch do Nhà nước quản lý, hoặc có tài sản trên đất mà tài sản thuộc sở hữu Nhà nước để tạo nguồn vốn ngân sách nhà nước thanh toán hợp đồng BT theo quy định tại Điều 118, Điều 119 Luật Đất đai 2013 và Điều 118 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 .

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement