16/07/2017 07:34
Gỡ nút thắt về vốn cho doanh nghiệp nhỏ
Các ngân hàng cho biết sẵn sàng đẩy mạnh cho vay tín chấp với doanh nghiệp nhỏ và tin rằng vẫn kiểm soát được rủi ro.
TạiNgày hội Kết nối Doanh nghiệp diễn ra ngày 15/7 tại TP.HCM,ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI nhìn nhận, hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm trên 90% nhưng họ còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Chẳng hạn như phát triển khách hàng, thị trường, đất đai, thủ tục hành chính, trong đó đặc biệt là vốn.
Trước thực trạng này, ông Tuấn cho biết, Chính phủ đã có nhữngchính sách tạo điều kiện phát triển cho loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, đây không chỉ là đối tượng được bảo hộ và ưu tiên về tiếp cận vốn tín dụng, mà còn được hỗ trợ pháp lý, mở rộng thị trường, phát triển nguồn lực…
Tuy nhiên, đó chỉ mới là chính sách, còn thực tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết hiện họ vẫn đang chật vật tiếp cận vốn tín dụng. Chủ một doanh nghiệp nhỏ tại Bình Phước than thở, các doanh nghiệp nhỏ như ông hiện nay rất khó vay vốn ngân hàng. "Nhiều khi chúng tôi đến ngân hàng ngồi đợi mấy tiếng đồng hồ nhưng lại không được phía nhà băng ra tiếp nhận", ông nói.
Một doanh nghiệp nhỏ làm nông nghiệp công nghệ cao cũng cho rằng việc tiếp cận vốn từ ngân hàng khá nhiêu khê về thủ tục. Đó là chưa kể tài sản thế chấp công nghệ cao của các doanh nghiệp không được định giá đúng với giá trị,...
Thừa nhận thực trạng này, ông Đào Gia Hưng, Phó giám đốc khối doanh nghiệp nhỏ và vừa - SME của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank cho rằng, nguyên nhân phần lớn là do doanh nghiệp nhỏ không có tài sản thế chấp, hạn chếvề số năm thành lập, rắc rối trong vấn đềsổ sách, giấy tờ vì không được hạch toán rõ ràng, chi tiết...
Do đó, khi tiếp cận các ngân hàng,thời gian phê duyệt với doanh nghiệp nhỏ sẽ bị kéo dài và chưa nhiều nhà băng sẵn sàng cho vay…
Qua đó, ông Hưng chỉ ra cách mà ngân hàng ông sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tiếp cận vốn thông qua hai kênh chính là thẻ tín dụng doanh nghiệp và sản phẩm vay tín chấp.
"Với những kênh này, chúng tôi không quá khắc khe về thời gian hoạt động của doanh nghiệp (chấp nhận doanh nghiệp hoạt động dưới 1 năm với điều kiện đi lên từ hộ kinh doanh); phê duyệt cho vay dựa vào tình hình thực tế kinh doanh…
Trước những quan ngại về tính rủi ro khi đẩy mạnh cho vay đối tượng doanh nghiệp nhỏ, ông Hưng cho rằng, ngân hàng luôn đặt việc quản trị kiểm soát rủi ro lên hàng đầu thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đội ngũ thu hồi nợ sau cho vay, tư vấn khách hàng để doanh nghiệp lớn lên.
"Trong những năm qua, khi triển khai các kênh này, tỷ lệ rủi ro đều trong phạm vi kiểm soát. Mỗi tháng, số lượng doanh nghiệp SME tăng hơn 1.000 khách hàng", ông cho biết.
Ông Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM cũng đề xuất thêm một loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ phát triển.
Theo đó, ông cho rằng trước hết là các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ nguồn nhân lực, khả năng nắm bắt thị trường, văn hóa kinh doanh, hoạt động tiếp thị, chương trình hợp tác…Trong đó, ông An đặc biệt nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ nguồn vốn để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Khánh Trình - CEO của Clever Ads (đối tác cao cấp của Google tại Việt Nam) chỉ ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu với các doanh nghiệp nhỏ.
Bằng kinh nghiệm thực tế, ông tư vấn cho các doanh nghiệp một số các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp vi mô qua việc phát triển thương hiệu trên hai công cụ tiếp thị trực tuyến lớn nhất hiện nay là Google và Facebook…
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp