09/11/2021 17:02
Giới trẻ Trung Quốc giúp ngành mỹ phẩm bùng nổ trong thời kỳ đại dịch
Thế hệ Trung Quốc nổi lên trên mạng xã hội xóa bỏ sự kỳ thị trong quá khứ đối với các thương hiệu nội địa.
Nhờ xu hướng livestream, công ty khởi nghiệp làm đẹp CNFormulator đã có quá trình phát triển vô cùng thành công với doanh số bán hàng tăng mạnh, kể từ khi thành lập vào năm 2019.
Trong đó, doanh thu qua kênh online vào tháng 6 này vượt quá 20 triệu Nhân dân tệ (3,1 triệu USD). Công ty được dự đoán sẽ đạt doanh thu hàng năm 1 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2026.
Gần như mỗi ngày bộ phận tiếp thị của họ đều tải lên các video nhanh trên các kênh truyền thông xã hội của mình, cố gắng lan truyền theo tinh thần của một video TikTok.
Tại một chuyến thăm gần đây đến văn phòng của CNFormulator ở Hàng Châu, có thể nói sức mạnh của thương hiệu đã được thể hiện.
Một người có ảnh hưởng cho biết: “Loại kem này rất phù hợp cho mùa da khô sắp tới, màn trình diễn của cô ấy tràn đầy năng lượng khi nói chuyện trước ống kính."
Điều này đã không thể tưởng tượng được cách đây không lâu. Các sản phẩm cá nhân mang nhãn hiệu Trung Quốc bị kỳ thị, phần lớn bắt nguồn từ một vụ bê bối chết người năm 2008, trong đó có sữa bột trẻ em bị nhiễm chất độc.
Tuy nhiên, trong một hoặc hai năm trở lại đây, các thương hiệu Trung Quốc đã có dịp phục hưng.
Thúc đẩy xu hướng chuộng hàng trong nước là các thành viên thuộc Thế hệ Z hoặc còn gọi là Zoomers gồm những người đang ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu những năm 20 tuổi.
Pang Ying, người sáng lập CNFormulator, cho biết: “Thị trường mục tiêu của chúng tôi chủ yếu là thế hệ trẻ khoảng 20 tuổi.
Điểm đáng chú ý của công ty là chất lượng sản phẩm ngang bằng với các đối thủ nước ngoài. Để đạt được mục tiêu đó, CNFormulator đã làm việc với các nhà phát triển sản phẩm từ Nhật Bản và các quốc gia phương Tây.
Trước đây, người tiêu dùng nội địa bị "bao vây" trước sự tấn côn ồ ạt của mỹ phẩm ngoại nhưng chính thế hệ trẻ đã lật ngược ván bài với các sản phẩm như điện thoại thông minh Huawei, Xiaomi. Một người trong ngành chia sẻ: "Hình ảnh các thương hiệu Trung Quốc rẻ tiền và kém chất lượng đã bị xóa nhòa, thị trường mỹ phẩm tới đây sẽ là cơ hội mở rộng bền vững".
Thông thường, các Zoomers thường mua hàng qua mạng xã hội và cũng chính xúc tác này thúc đẩy sự phát triển của thị trường làm đẹp.
Thương hiệu mới nổi Florasis cũng đang tích cực tuyển dụng những người có ảnh hưởng nổi tiếng. Nỗ lực này đã được đền đáp trong lễ hội mua sắm trực tuyến ngày 18/6, còn được gọi là 618, khi Florasis ghi nhận tổng khối lượng giao dịch hơn 260 triệu nhân dân tệ trên nền tảng thương mại điện tử của Alibaba Group Holding.
Không chỉ các công ty khởi nghiệp mới được hưởng lợi từ sự bùng nổ này. Pechoin, được thành lập vào năm 1931, đang chiếm được cảm tình của người tiêu dùng bằng cách phát huy tính "Trung Quốc" của thương hiệu.
Các sản phẩm của Pechoin không chỉ dựa nhiều vào y học cổ truyền, công ty còn áp dụng các tác phẩm nghệ thuật với các họa tiết cổ điển của Trung Quốc.
Mặc dù ngành công nghiệp mỹ phẩm có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng thách thức vẫn còn ở phía trước. Yatsen Holding, một công ty khởi nghiệp đã niêm yết vào năm ngoái, đã lỗ ròng 380 triệu nhân dân tệ trong quý 4 đến tháng 6 năm nay.
Đây là điển hình của các công ty khởi nghiệp ở các thị trường mới nổi đầu tư quá mức bất kể ảnh hưởng đến tài chính.
Đối với một công ty để tồn tại trong ngành công nghiệp mỹ phẩm mới trỗi dậy, việc duy trì quan điểm người tiêu dùng là trên hết và bảo vệ thương hiệu có thể sẽ rất quan trọng.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp