Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giày dép, quần áo, thủy sản, rau quả Việt Nam ồ ạt đi Châu Âu

Doanh nghiệp

18/10/2020 16:35

Các mặt hàng xuất mạnh nhất gồm giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan,...

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU và Anh trong tháng 8/2020 đạt 3,77 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 9, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU và Anh đạt 3,54 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tại Hội nghị đánh giá công tác thực thi quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) ngày 17/10, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến ngày 12/10, các tổ chức được ủy quyền đã cấp khoảng 23.800 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu EUR.1, với kim ngạch khoảng 963 triệu USD đi 28 nước Liên minh châu Âu (EU).

Tôm là mặt hàng thủy sản đầu tiên xuất đi Châu Âu ngay khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: VGP
Tôm là mặt hàng thủy sản đầu tiên xuất đi Châu Âu ngay khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: VGP

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho trên 660 lô hàng với trị giá khoảng 2 triệu USD.

So với các hiệp định thương mại (FTA) khác của Việt Nam mới có hiệu lực và đi vào thực thi trong thời gian gần đây như Hiệp định CPTPP, FTA giữa ASEAN và Hong Kong, Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba… thì số lượng C/O mẫu EUR.1 cấp trong thời gian đầu Hiệp định EVFTA có hiệu lực lớn hơn nhiều. Tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EUR.1 trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 năm 2020 đạt 8,64% và tăng lên 14,65% vào cuối tháng 9 năm 2020.

Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 gồm giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan,...

Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.

Xuất khẩu giày dép dù chịu tác động lớn của việc sụt giảm nhu cầu do đại dịch COVID-19 cũng đã có sự tăng tốc từ tháng 9, sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực. Ảnh: VnEconomy
Xuất khẩu giày dép dù chịu tác động lớn của việc sụt giảm nhu cầu do đại dịch COVID-19 cũng đã có sự tăng tốc từ tháng 9, sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực. Ảnh: VnEconomy

Tiêu biểu như giày dép có giá trị được cấp C/O sau 2 tháng (tháng 8 và 9) đạt gần 391 triệu USD; thủy sản  đạt hơn 183 triệu USD, nhựa và sản phẩm nhựa đạt hơn 49 triệu USD, sản phẩm dệt may đạt hơn 27 triệu USD,...

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận định một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực sau 2 tháng Hiệp định EVFTA đi vào thực thi.

Thủy sản là mặt hàng tận dụng được ưu đãi ngay từ những ngày đầu tiên Hiệp định có hiệu lực. Tính từ đầu tháng 8 đến hết tháng 9, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU và Anh đạt khoảng 263 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ 2 tháng năm 2019.

Một số mặt hàng có kim ngạch bắt đầu tăng từ đầu tháng 9. Cụ thể là gạo, nhờ tận dụng hạn ngạch thuế quan theo EVFTA, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đạt 1,74 triệu USD, tăng 168% so với tháng trước.

Xuất khẩu giày dép dù tiếp tục chịu tác động lớn của việc sụt giảm nhu cầu do đại dịch COVID-19, cũng bắt đầu ghi nhận kim ngạch tăng trưởng trong tháng 9, đạt 307,07 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng trước...

Theo ông Vũ Hùng Thịnh, Phó Trưởng Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện EU vẫn dành chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam. Tuy nhiên, đây là ưu đãi đơn phương phụ thuộc vào EU, còn EVFTA là ưu đãi song phương giữa Việt Nam và EU.

Quy tắc xuất xứ của GSP và quy tắc xuất xứ của gần như nhau đối với các mặt hàng như thủy sản, dệt may, da giày... là những mặt hàng thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có một số hàng hóa, nếu theo EVFTA, theo lộ trình phải 3 năm thuế mới về 0%, do đó, các doanh nghiệp có thể áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo GSP.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement