Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao thông thuận tiện, bất động sản cũng thuận lợi

Quy hoạch

14/12/2017 08:02

Cơ chế đặc thù mà TP.HCM đang triển khai sẽ là cơ hội để đầu tư hạ tầng giao thông đang trong tình trạng quá tải, nguồn vốn ngân sách hạn hẹp.

Kỳ vọng

Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, vấn nạn kẹt xe, ùn tắc trong thời gian qua chưa được cải thiện là do nguồn vốn phân bổ cho ngành giao thông eo hẹp. Khi cân đối nguồn vốn đầu tư công cho danh mục các chương trình giao thông, Hội đồng nhân dân TP.HCM đã thông qua 122.000 tỉ đồng đồng cho giai đoạn 2016-2020 nhưng nhu cầu thực tế lại cần hơn 500.000 tỉ đồng. Qua hai năm 2016-2017, TP.HCM mới bố trí 21.600 tỉ đồng cho chương trình này. Dự kiến trong ba năm còn lại, TP.HCM sẽ chi thêm khoảng 41.000 tỉ đồng.

Do chỉ được bố trí số tiền khiêm tốn nên Sở Giao thông Vận tải chỉ mới đầu tư được hơn 100km đường giao thông, đưa vào khai thác 21 cây cầu. Đồng thời thực hiện được một số công trình giảm kẹt xe tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, Đại lộ Võ Văn Kiệt, đường Mai Chí Thọ.

“Nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP.HCM đặt ra mục tiêu đến trước năm 2020 phải đưa vào sử dụng đường Vành đai 2 và một phần đường Vành đai 3. Ðây là hai tuyến đường huyết mạch trong mạng lưới giao thông TP.HCM. Tuy nhiên hiện nay, đường Vành đai 2 còn tới 14km thuộc địa bàn quận 8, 9, Thủ Đức, huyện Bình Chánh chưa thể khép kín. 14km còn lại cần đến 14.081 tỉ đồng. Số tiền này còn nhiều hơn nguồn kinh phí đầu tư mà ngành giao thông TP.HCM được cấp trong năm 2017 là 11.300 tỉ đồng”, ông Cường nêu.

Cơ chế đặc thù được kỳ vọng sẽ tạo nên bước phát triển đột phá về hạ tầng cho TP.HCM.
Cơ chế đặc thù được kỳ vọng sẽ tạo nên bước phát triển đột phá về hạ tầng cho TP.HCM.

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng, khi triển khai thí điểm cơ chế đặc thù sẽ có thêm nguồn lực dành cho ngành giao thông. Cơ chế đặc thù cho phép TP.HCM giữ lại vốn cổ phần hóa các doanh nghiệp, 50% số tiền sử dụng đất khi bán đất công của các cơ quan đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn và sẽ tạo nguồn lực rất lớn để đầu tư cho giao thông.

Cơ chế đặc thù sẽ giúp TP.HCM chủ động hơn trong tổ chức phát triển kinh tế xã hội, giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của người đứng đầu. Thời gian tới, TP.HCM có thể vận dụng chính sách đầu tư xây dựng ngay tuyến đường Vành đai 3 để khép kín hệ thống giao thông TP.HCM.

“Đây là dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương. Để thể đẩy nhanh tiến độ, TP.HCM sẽ ứng 21.000 tỉ đồng từ ngân sách TP.HCM thực hiện rồi Trung ương sẽ hoàn trả sau. TP.HCM cũng đang thành lập đề án nhằm huy động khoảng 20.000 tỉ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa để phát triển giao thông”, ông Cường nói.

Ngoài đường Vàng đai 3, hàng loạt dự án khác cũng sẽ được TP.HCM đầu tư xây dựng nhờ dòng tiền từ cơ chế đặc thù. Cụ thể, đầu năm 2018 khu Nam Sài Gòn sẽ được xây dưng nhiều tuyến đường trọng điểm kết nối với trung tâm TP.HCM như mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m nối với Nguyễn Văn Linh, quận 7.

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 dài 2km với kinh phí đầu tư 5.200 tỉ đồng, nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019. Đây là dự án BT nhưng do thiếu cơ chế nên chưa thể khởi công.

Ngoài ra còn có hàng loạt công trình trọng điểm với tổng vốn đầu tư gần 5 tỉ USD, kết nối khu Nam với trung tâm TP.HCM như dự án tuyến metro số 4 kết nối quận 7, Nhà Bè với các quận trung tâm có kinh phí đầu tư dự kiến đến 97.000 tỉ đồng. Hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 3/2018 với số tiền 2.600 tỉ đồng.

Bên cạnh đó cầu Rạch Đỉa, cầu Long Kiểng trên đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè sẽ khởi công vào tháng 6/2018. Dự án xây dựng cầu Nguyễn Khoái nối dài từ quận 4 qua quận 7, cầu Phước Khánh nối khu Nam Sài Gòn với huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai.

Nổi bật nhất là dự án quy hoạch trục đường Phú Thuận, nối từ khu vực Mũi Đèn Đỏ thẳng vào Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Phú Thuận sẽ là trục đường huyến mạch, tạo động lực phát triển khu vực này trong năm 2018.

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết thêm, cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh sẽ được cây dựng theo hình thức BOT kết hợp BT. Phương thức thanh toán cho phần theo hợp đồng BT sẽ ưu tiên dùng quỹ đất trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Hiện nay Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đang tổ chức thi tuyển kiến trúc để trình UBND TP.HCM phê duyệt. Thiết kế cầu Cần Giờ phải mang tính độc đáo, phù hợp với cảnh quan, tạo điểm nhấn ấn tượng cho du khách khi đến với Cần Giờ. Dự kiến, cầu Cần Giờ sẽ thay thế phà Bình Khánh vượt sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ. Cầu có tổng chiều dài và đường là 7,3km, mặt đường rộng 40m cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Đây là loại đường trục đô thị thứ yếu có vận tốc 60km/h.

Cơ chế đặc thù cũng được kỳ vọng sẽ tạo động lực để làm các tuyến đường nâng cấp Quốc lộ 22 đoạn qua TP.HCM dài hơn 58km. Dự án này đi qua địa bàn quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi và tỉnh Tây Ninh với bề rộng từ 60-120m dành cho 8-10 làn xe.

Dự án xây dựng đường trục Bắc-Nam đoạn từ đường Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh đi qua quận 4 và quận 7 dài hơn 3,7km dành cho 8-10 làn xe. Dự án xây dựng đường trục Bắc-Nam đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước. Dự án này đi qua quận 7, huyện Nhà Bè dài 7,5km với bề rộng 60-69m.

Bất động sản sẽ ăn theo sự phát triển của hạ tầng giao thông.
Bất động sản sẽ ăn theo sự phát triển của hạ tầng giao thông.

Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam cũng đang khẩn trương thi công ba gói thầu cuối của dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành để đưa dự án này vào hoạt động đầu năm 2020. Dự án khi đưa vào khai thác sẽ giúp giao thông liên vùng phía Tây và phía Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP.HCM mà nối trực tiếp mạng đường cao tốc với quốc lộ và hệ thống cảng biển quốc tế lớn nhất khu vực như Hiệp Phước, Thị Vải-Cái Mép, dự án sân bay quốc tế Long Thành.

Dự án sẽ góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, giảm thiểu tai nạn giao thông và rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa từ tỉnh Long An đến TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ngược lại.

Bất động sản hưởng lợi

Đón đầu những dự án hạ tầng được xây dựng nhờ cơ chế đặc thù trong thời gian sắp tới, hàng loạt doanh nghiệp đã lên sẵn kế hoạch để bung hàng trong năm 2018.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Dư Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bất động sản Hưng Lộc Phát cho biết, ngay đầu năm 2018 sẽ chào bán ra thị trường dự án The Green Star ở đường Phạm Hữu Lầu, Phú Mỹ Hưng, quận 7.

Dự án bao gồm 100 căn biệt thự, nhà phố và 1.000 căn hộ chung cư thương mại. Toàn bộ dự án được xây dựng theo quy chuẩn compound khép kín với khoảng 7.000m2 đất công viên và hồ cảnh quan rộng 4.000m2.

“Dù chưa chính thức mở bán nhưng 100 căn biệt thự, nhà phố đã được khách hàng đặt mua. Bởi đây là sản phẩm nhà phố hiếm hoi trong khu vực Phú Mỹ Hưng được chào bán ở thời điểm hiện tại. Xây dựng dự án The Green Star với mật độ công viên lớn, bao quanh là vườn cây xanh mát nhằm mang lại một không gian sống trong lành như một lời tri ân của Hưng Lộc Phát cho những khách hàng đã tin tưởng đồng hành cùng công ty trong thời gian qua”, ông Lực nói.

Ông Dương Tuấn Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tuấn Long cho biết, cuối tháng 12 này sẽ tiếp tục mở bán Khu dân cư Green Life. Green Life là giai đoạn 3 của Khu dân cư Green Riveside được mở bán thành công trước đó.

Green Life gồm 100 nền nhà phố với diện tích mỗi nền khoảng 80m2, giá bán mỗi nền từ 22 triệu đồng/m2. Green Life được các đơn vị thiết kế có uy tín triển khai quy hoạch về hạ tầng, điện, nước và cảnh quan đem lại cho khu dân cư chất lượng cao nhất và đồng bộ. Cư dân sống trong dự án được tận hưởng môi trường trong lành từ thiên nhiên với 2 mặt của dự án được bao bọc bởi các tuyến đường sông rạch tự nhiện cùng hệ thống tường rào bao bằng cây xanh.

“Nếu như trong khu A và B của khu dân cư Green Riverside được trình bày thông thoáng hơn thì khu biệt lập Green Life được quy hoạch với hệ thống giao thông đồng bộ khép kín trong nội khu. Điểm nổi bật của Green Life là hệ thống giao thông được phân chia thành các dãy phố có diện tích tương đồng. Với mỗi nền đất 80m2 tạo nên sự thuận lợi để khách hàng dễ dàng có được Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà cho riêng cho mình”, ông Tú nói.

Với ý tưởng quy hoạch là một khu phố dành riêng cho những cư dân muốn có một môi trường sống sang trọng và đầy đủ tiện nghi, chủ đầu tư đã thực hiện quy hoạch cho thiết kế Green Life theo tiêu chuẩn một khu dân cư cao cấp với cổng bảo vệ riêng biệt đảm bảo an ninh 24/24. Green Life cũng dành một quỹ đất lớn để xây dựng các tiện ích như hồ bơi, phòng tập gym, khu cà phê…

Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh dự kiến cũng sẽ mở bán dự án Moonlight Plaza nằm trên đường Nguyễn Lương Bằng trong năm 2018. Khu đất để xây dựng dự án rộng 2,2ha, tổng diện tích sàn xây dựng là 98.800m2 với hơn 1.008 căn hộ.

Moonlight Plaza còn có 4 tầng trung tâm thương mại, 2 hồ bơi tràn bờ trên cao hiện đại và độc đáo rộng gần 500m2, khu công viên trung tâm, khu sinh hoạt cộng đồng, cafe, gym, spa… để phục vụ cư dân.

Sau năm 2017 im nắng, Novaland đang kỳ vọng năm 2018 sẽ hoàn thiện pháp lí để khởi công 4 dự án mới. Trong đó, một dự án ở quận 4, một dự án ở quận 8 và 2 dự án ở quận 2.

Hạ tầng giao thông phát triển sẽ nâng giá bất động sản hình thành trong tương lai. 
Hạ tầng giao thông phát triển sẽ nâng giá bất động sản hình thành trong tương lai. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định, hạ tầng giao thông và đô thị phát triển mạnh mẽ đang là động lực để thị trường bất động sản tăng trưởng bền vững trong tương lai gần.

“Một trong những điểm nhấn của thị trường bất động sản năm 2017 là sự bứt phá của hạ tầng. Những nơi nào có chính sách phát triển hạ tầng tốt sẽ kéo theo điểm nhấn của thị trường bất động sản. Trong đó năm 2015, 2016 khu Đông TP.HCM là một trong những điểm nhấn thì bước vào năm 2017, khu Tây đã nổi lên thay thế”, ông Châu nói.

Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, thị trường bất động sản và hạ tầng giao thông luôn là đôi bạn cùng tiến. Với dân số khoảng 13 triệu người, nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM hiện rất lớn. Trong số những người có nhu cầu về nhà ở thì gia đình có thu nhập 7-15 triệu đồng/tháng chiếm đa số. Với mức thu nhập này, người dân chỉ có thể mua nhà vùng ven nhưng nhiều người lại làm việc tại trung tâm TP.HCM.

Do đó, để thực hiện việc giãn dân, TP.HCM phải đầu tư hạ tầng giao thông kết nối ổn định, hiện đại… Khi hạ tầng giao thông đã bảo đảm thì các doanh nghiệp địa ốc ắt sẽ về vùng ven phát triển dự án để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.

“Có thể thấy, ở đâu hạ tầng giao thông ổn định hay xuất hiện những dự án giao thông mới thì ngay lập tức thị trường bất động sản nơi đó phát triển mạnh. Vì vậy, khi TP.HCM phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông tại các phân khu thì thị trường bất động sản tại dây cũng phát triển đồng đều hơn. Đây là tín hiệu tốt để cho thị trường địa ốc TP.HCM phát triển đồng đều”, ông Châu nói.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement