Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giáo sư Mỹ nói 'cuộc đối đầu' giữa Trump - Biden không tác động nhiều đến quyết định của cử tri

Kinh tế thế giới

23/10/2020 15:19

Đánh giá về sự kiện này, Giáo sư James Borton cho rằng hai chính khách đã bộc lộ những thế mạnh và điểm yếu của mình cùng quan điểm rõ ràng.

Cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã kết thúc sáng 23/10 (giờ Việt Nam).

Đánh giá về sự kiện này, Giáo sư James Borton, chuyên gia cao cấp của Trung tâm Ngoại giao khoa học thuộc Đại học Tuft (Mỹ) cho rằng hai chính khách đã bộc lộ những thế mạnh và điểm yếu của mình cùng quan điểm rõ ràng. Tuy nhiên, ông cũng nhận định "màn so găng" này sẽ không tác động nhiều tới quyết định của các cử tri.

Cuộc tranh luận cuối cùng được giới chuyên gia theo dõi đặc biệt. Ảnh NBC. 
Cuộc tranh luận cuối cùng được giới chuyên gia theo dõi đặc biệt. Ảnh NBC. 

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Mỹ cùng ngày sau sự kiện, Giáo sư Borton cho rằng cuộc tranh luận này mang sắc thái của một cuộc tranh luận thông thường và người điều hành (phóng viên Kristen Welker của hãng tin NBC News) đã đạt được điểm B trong kiểm soát nhịp độ.

Tổng thống Trump đã thể hiện thái độ điềm tĩnh hơn, trong khi ông Biden không phản ứng nhanh như cần thiết trong một số vấn đề. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã không thể tung ra một cú “knock-out” và không thúc đẩy được chương trình nghị sự chính trị của mình. Điểm nhấn của Tổng thống Trump là xoáy vào các mục tiêu dang dở của đối thủ Biden trong 8 năm trên cương vị "phó tướng" của người tiền nhiệm - cựu Tổng thống Brack Obama.

Với từng chủ đề, giáo sư Bolton đánh giá mức D cho Tổng thống Trump và B- cho ông Biden trong vấn đề xử lý đại dịch COVID-19; lần lượt các mức C và B- trong vấn đề an ninh quốc gia. Với chủ đề về gia đình và nền kinh tế Mỹ, theo giáo sư Borton, cựu Phó Tổng thống Biden xứng đáng nhận được mức đánh giá A-, trong khi Tổng thống Trump đạt mức C. Theo giáo sư, Tổng thống Trump đã không có cách nào để khiến người dân có mức sống trung bình ở Mỹ cảm thấy tin tưởng hơn về tương lai và khả năng tài chính của gia đình họ.

Liên quan tới chính sách nhập cư, giáo sư Borton nhận định Tổng thống Trump không cho thấy sự đồng cảm để tạo kết nối với các gia đình người nhập cư. Ông đánh giá Tổng thống Trump ở mức C và ông Biden đạt mức B.

Trong vấn đề chống biến đổi khí hậu, theo giáo sư Borton, ứng cử viên đảng Dân chủ đã cố gắng gửi đi thông điệp về phát triển năng lượng tái tạo, trong khi Tổng thống Trump vẫn theo đuổi lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt đi kèm cam kết về những chính sách tích cực hơn về môi trường. Ở mục này, giáo sư dành mức B- cho ông Biden và mức C cho Tổng thống Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden trong cuộc tranh luận cuối cùng ở Đại học Belmont, thành phố Nashville, bang Tennessee, hôm 22/10. Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden trong cuộc tranh luận cuối cùng ở Đại học Belmont, thành phố Nashville, bang Tennessee, hôm 22/10. Ảnh: AP.

Đánh giá tổng quan, giáo sư Borton cho rằng kết quả cuộc tranh luận cuối cùng này sẽ không làm thay đổi lựa chọn trên lá phiếu của cử tri Mỹ hôm 3/11 tới. Từ bây giờ tới giờ G, nhiều khả năng ứng cử viên Biden sẽ duy trì vị trí dẫn trước với cách biệt khoảng 10% so với Tổng thống Trump trong các cuộc thăm dò dư luận. Theo ông, cuộc bầu cử sắp tới có thể kết thúc với một kết quả sít sao và cũng không loại trừ kịch bản tên người đắc cử sẽ chỉ được công bố một tuần sau đó hoặc lâu hơn nữa.

Quản lý chiến dịch của ông Biden, Jen O’Malley, gần đây đã bày tỏ không tin tưởng vào các cuộc thăm dò rằng ứng cử viên đảng Dân chủ đang dẫn trước rất xa Tổng thống đương nhiệm. “Các cuộc thăm dò có thể sai”, Bill Ravotti, một nhà phân tích chính trị cho biết. Nhiều người Mỹ được cho là “không dám công khai thể hiện sự ủng hộ của họ đối với ông Trump vì sợ bị tấn công hoặc bị ném gạch vào cửa sổ, những người khác sợ nói lên ý kiến ​​của họ vì mất việc”, ông Ravotti cho biết.

David Schultz, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Hamline, cho rằng những cuộc thăm dò dư luận tại Mỹ không nói lên nhiều điều. Ở Mỹ, lá phiếu phổ thông không chọn Tổng thống mà thay vào đó là phiếu đại cử tri. Một ứng cử viên phải giành được 270 phiếu đại cử tri qua 50 cuộc bầu cử riêng biệt cấp bang để trở thành Tổng thống.

Theo ông Schultz, cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng có vai trò quan trọng trong hướng lái những cử tri còn do dự ở 7 bang lớn: Arizona, Florida, Michigan, Minnesota, Bắc Carolina, Pennsylvania và Wisconsin. Hồi năm 2016, ông Trump đã đặt cược vào những bang do dự này và vươn lên dẫn đầu mặc dù bị đối thủ Hillary Clinton bỏ xa về số phiếu phổ thông, theo CAND.

Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 diễn ra trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ, từ đại dịch, suy thoái kinh tế đến bất ổn xã hội. Đa phần cử tri tại Mỹ được cho là đã có quyết định của mình, tuy vậy, nhiều chuyên gia vẫn theo dõi chặt chẽ diễn biến của cuộc tranh luận sắp tới và những diễn biến theo sau trong cuộc bầu cử “vô tiền khoáng hậu” này.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement