Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán sáng 24/3: Bảng điện tử loạn giá, VN-Index lao dốc

Chứng khoán

24/03/2021 12:41

Tình trạng loạn giá một lần nữa lại xuất hiện trong phiên sáng nay khi lệnh bán ồ ạt được tung vào khiến VN-Index lao dốc, mất hơn 28 điểm, xuống ngưỡng 1.155 điểm.

Đà giảm điểm phiên hôm qua (23/3) bị chặn bởi nghẽn lệnh, và sáng nay thị trường làm nốt những điều chưa thực hiện được đó là giảm điểm sốc.

Với những nhà đầu tư bi quan thì những nghi ngại về room tăng trưởng tín dụng hay sự suy giảm của chứng khoán toàn cầu là những lý do đưa ra để giải thích cho sự giảm điểm. Với những nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật thì rõ ràng lực cầu là không dủ để kéo điểm số lên. Với những nhà đầu tư theo trường phải cơ bản thì sốt giá bất động sản tạo lo ngại về khả năng Ngân hàng Nhà nước sớm tăng lãi suất, hay là chuyện nhà đầu tư ngoại liên tục bán ròng. Với những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm thì lại tin rằng, chu kỳ tăng phải tạm dừng vì tin lợi nhuận đã ra gần hết, thị trường thường có nhịp giảm khi mùa đại hội bắt đầu,...

Khi thị trường tăng thì quá nhiều lý do để giải thích cho việc tăng và khi thị trường giảm cũng tương tự.

Thị trường mở cửa phiên hôm nay với nhiều lo ngại, được bồi thêm thông tin chứng khoán thế giới, phố Wall có phiên giảm khi giới đầu tư lo lắng trước thông tin nhóm cố vấn của Tổng thống Biden đề xuất về gói chi tiêu cho cơ sở hạ tầng 3.000 tỷ USD, cùng với gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD đã được ban hành, việc tăng thuế sẽ diễn ra.

Giảm điểm là khó tránh nhưng tâm điểm lại là chuyện bảng điện tử. Tình trạng các mã chứng khoán nhảy loạn giá trên bảng điện tử một lần nữa lại diễn ra, giống như phiên 5/3 khiến nhiều nhà đầu tư đặt lệnh trong cảnh tù mù, nhất là trong những phút cuối phiên.

VN-Index và thanh khoản trên sàn HOSE cũng không thay đổi theo diễn biến khớp lệnh trên sàn, mà ngắt quãng, cứ vài phút mới thay đổi với VN-Index và thanh khoản đột ngột.

Trở lại với diễn giao dịch các cổ phiếu, lực bán mạnh đã đẩy hàng trăm mã giảm giá mạnh với 412 mã giảm giá, trong khi chỉ có 69 mã tăng giá, kéo VN-Index lao thẳng xuống mức thấp nhất phiên. Trong nhóm VN30 chỉ còn duy nhất PNJ có mức tăng nhẹ 0,1%, còn lại đều giảm, trong đó có phân nửa là giảm hơn 3%.

"Điểm sáng" có lẽ là FLC, những nhà đầu tư giữ cổ phiếu này có lẽ đã nhận được nhiều ánh mắt "ghen tị" khi nhiều thời điểm cổ phiếu FLC suýt chạm giá trần bất chấp xung quanh một màu đỏ rực.

Một điểm đáng chú ý khác đó là cổ phiếu SSB của SeABank hôm nay chào sàn, như thường lệ giá chào sàn vẫn mang màu tím.

Thị trường dù nghẽn lệnh nhưng các bluechip vẫn được chào đón!

Chốt phiên, VN-Index giảm 28,22 điểm (-2,38%), xuống 1.155,23 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 609 triệu đơn vị, giá trị 14.142,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 65,3 triệu đơn vị, giá trị 1.816 tỷ đồng.

Trong các mã bluechip, ngoài PNJ, chỉ còn le lói vài mã có sắc xanh như VCG tăng 2,33% lên 44.000 đồng, DHG tăng 1,2% lên 101.600 đồng. Đặc biệt, tân binh SSB của SeaBank tăng kịch trần 20% lên 20.150 đồng trong ngày chào sàn, bất chấp cơn bão bán tháo càn quét các mã ngân hàng khác. Chốt phiên, SSB khớp hơn 1 triệu đơn vị và còn dư mua trần gần 8,3 triệu đơn vị, kèm theo đó là vũ điệu ăn mừng của Madam Nga.

Với các mã cổ phiếu vừa và nhỏ, cũng chung cảnh ngộ của thị trường, đa số đều chìm trong sắc đỏ, ngoại trừ FLC vẫn giữ vững đà tăng 4,6% lên 9.600 đồng, khớp 30,8 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE, dù có lúc giảm hơn 3% xuống 8.900 đồng.

Ngoài ra, còn có thêm TTF tăng 1,9% lên 6.600 đồng, HAP tăng trần lên 18.450 đồng, DAH tăng 1,9% lên 6.400 đồng, TGG tăng 6,1% lên 2.600 đồng…

Trong khi đó, người anh em của FLC là ROS đảo chiều giảm 2,2% xuống 4.350 đồng, khớp 21,2 triệu đơn vị, đứng sau FLC và POW.

Dù không thể giữ được sắc xanh, nhưng cổ phiếu TDP cũng giữ được sự thăng bằng khi chỉ giảm nhẹ 0,3% xuống 29.300 đồng, khớp 63.400 đơn vị. Trong khi đó, TCH dù giảm mạnh hơn khi mất 3,3% xuống 21.900 đồng, nhưng thanh khoản lại tích cực với 5,7 triệu đơn vị.

Trên HNX và UPCoM, dù diễn biến thông suốt hơn, nhưng đà giảm thì giống như sàn HOSE khi lực bán quá mạnh đẩy các chỉ số chính 2 sàn này giảm sâu.

Chốt phiên, HNX-Index giảm 6,02 điểm (-2,21%), xuống 266,32 điểm với chỉ 50 mã tăng, trong khi có tới 153 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 107 triệu đơn vị, giá trị 1.699 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,4 triệu đơn vị, giá trị 117 tỷ đồng.

Giống như sàn HOSE, các mã bluechip trên HNX cũng đồng loạt giảm mạnh, trong đó PVS giảm 5,1% xuống 22.200 đồng, khớp 13,1 triệu đơn vị, đứng đầu sàn. SHB giảm 5,3% xuống 17.800 đồng, khớp 12,6 triệu đơn vị, đứng ở vị trí kế tiếp.

Mã có vốn hóa lớn nhất sàn là THD giảm 0,5% xuống 197.800 đồng, chỉ khớp hơn 55.000 đơn vị.

Các mã khác như SHS giảm 4,3% xuống 27.000 đồng, khớp 7 triệu đơn vị, CEO đứng giá tham chiếu 12.300 đồng, khớp 6,3 triệu đơn vị, IDC giảm 4,6% xuống 37.400 đồng, khớp 1,9 triệu đơn vị, NVB giảm 1,4% xuống 14.400 đồng, khớp 1,7 triệu đơn vị…

Trong khi đó, KLF có được sắc xanh khi tăng 2,7% lên 3.800 đồng, khớp 11,2 triệu đơn vị, DST cũng tăng 5,4% lên 3.900 đồng, khớp 4,57 triệu đơn vị…

Tương tự, UPCoM-Index cũng giảm 1,3 điểm (-1,61%), xuống 79,84 điểm với 88 mã tăng, trong khi có 146 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 49,4 triệu đơn vị, giá trị 857 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.

Trong các mã có giao dịch sôi động sáng nay, ngoại trừ SSN tăng trần lên 7.400 đồng, khớp 1,5 triệu đơn vị, C4G tăng 0,9% lên 11.400 đồng, khớp 1,4 triệu đơn vị, còn lại đều giảm giá. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất là BSR giảm 3,6% xuống 16.000 đồng, khớp 13,66 triệu đơn vị, OIL giảm 4,8% xuống 13.800 đồng, khớp 2 triệu đơn vị, ABB giảm 2,8% xuống 14.000 đồng, khớp 2 triệu đơn vị, DDV giảm 0,7% xuống 13.800 đồng, khớp 1,8 triệu đơn vị…

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement