Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán sáng 23/3: Lực cầu bắt đáy chặn đà rơi của thị trường

Chứng khoán

23/03/2021 12:45

Lực bán bất ngờ tung ra ồ ạt sau 80 phút giao dịch khiến các chỉ số chính rơi thẳng đứng. Tuy nhiên, khi đang rơi, VN-Index đột ngột khựng lại.

Trong phiên hôm qua (22/3), sau nhịp hồi khá tích cực đầu phiên giúp VN-Index tiệm cận mốc 1.200 điểm, áp lực bán đã gia tăng khiến chỉ số giằng co và điều chỉnh nhẹ. Kết thúc phiên, chỉ số không nhiều biến động và tình trạng nghẽn lệnh vẫn diễn ra.

Tuy nhiên màu xanh của chỉ số có được phiên đầu tuần chỉ đơn thuần là tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng" khi đa số mã giảm điểm, bên cạnh một vài mã trụ được kéo lên. Do đó khi kết thúc phiên đã có cảnh báo xấu về khả năng VN-Index không thể bứt phá qua mốc 1.200 điểm vì lực mua yếu, hầu hết chỉ chấp nhận mua ở mức quá thấp.

Tâm điểm của phiên hôm qua là dòng cổ phiếu họ FLC khi cổ phiếu FLC và ROS dư mua với mức phi lý. FLC khớp 45 triệu cổ phiếu và dư mua giá trần 32 triệu cổ phiếu, như một lời khẳng định rằng lực cầu còn rất lớn và chuỗi tăng giá còn kéo dài, con đường về mệnh giá không còn xa.

Tất cả diễn biến trên được tiếp tục vào phiên sáng nay, FLC và ROS vẫn tăng điểm, thị trường vẫn đa số mã giảm giá, chỉ khác một điều chỉ số đã lao dốc và khi lao dốc, bảng giá lại đứng hình. Một câu hỏi thật lớn cho mỗi nhà đầu tư: Vì sao giá trị giao dịch chưa tới 10.000 tỷ đồng, thậm chí mới ở mức 7.000 tỷ đồng, hệ thống giao dịch đã gặp lỗi.

Bảng điện tử không cho biết giá thực tế đang bao nhiêu, đứng im và sau một vài phút quét lại (refresh) thì giá trị khớp lệnh toàn sàn HOSE nhảy thêm khoảng gần 2.000 tỷ đồng, và chỉ số rơi thêm vài điểm.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này, khi đó các lệnh bán bằng mọi giá đã được nhà đầu tư tung ra, kết quả là đà rơi không được chặn mà thay vì đó đà bán tháo lại diễn ra.

Quay lại diễn biến phiên giao dịch sáng nay 23/3, lực cung áp đảo trong phiên ATO đã khiến VN-Index giảm sâu, rơi nhanh về gần 1.185 điểm, tức mất gần 10 điểm trước khi nảy trở lại lên trên 1.190 điểm.

Tuy nhiên, với sắc đỏ lan rộng sau đó và lấn át trên bảng điện tử, cùng tâm lý có phần thận trọng cao trên thị trường, nên VN-Index lại thêm một lần bị đẩy ngược trở lại.

Giao dịch đáng chú ý vẫn tại cặp đôi FLC và ROS, khi có thời điểm chạm mức giá trần, và hạ nhiệt đôi chút sau hơn 1 giờ giao dịch, thanh khoản khớp lệnh hơn 27 và 21 triệu đơn vị, bỏ xa phần còn lại trên bảng chính.

Một số cổ phiếu vừa và nhỏ khác tăng trần từ sớm như DAH, HCD, HVH, TNT, EVE, và có mức tăng khá như DLG, ITA, TTF, HBC, HT1, HAP, đi kèm thanh khoản tương đối cao.

Trong khi TGG, NHA, SVD và RIC giảm sàn, với RIC dư bán hơn 0,38 triệu đơn vị.

Sau khoảng 80 phút giao dịch, lực bán bất ngờ gia tăng ở nhiều mã trụ, đẩy các chỉ số chính rơi theo phương thẳng đứng.

Tuy nhiên, lệnh vào lớn dường như đã khiến sàn HOSE nghẽn lệnh, nên chỉ số VN-Index và thanh khoản sàn HOSE không được cập nhật liên tục mà có những điểm khựng lại. Sau khoảng 10 phút mới thông trở lại và ngay khi nhả phanh, VN-Index lại tiếp tục lao dốc với thanh khoản nhảy vọt.

Tiếp theo đó là diễn biến dễ dự đoán, thị trường rơi vào tình trạng bán tháo khi liên tục lao dốc, VN-Index mất hơn 17 điểm vào lúc 11h10 phút, số mã tăng điểm chỉ còn là 80. Ngôi sao của thị trường là FLC và ROS cũng không cưỡng nổi xu hướng chung khi giá giảm về gần mức tham chiếu

Hôm nay, HNX-Index và UPCoM-Index đóng vai trò dự báo sớm cho VN-Index khi lao dốc thẳng đứng từ đầu phiên, chỉ có khác một chút là diễn biến trên đồ thị "mượt" hơn nhiều.

Sau nhịp lao dốc với lực bán ồ ạt khiến VN-Index rơi về 1.177 điểm, một bộ phận nhà đầu tư dồn mua bắt đáy đã chặn đà lao dốc của thị trường, kéo chỉ số về lại gần 1.185 điểm, HNX-Index cũng lên trên ngưỡng 271 điểm sau khi để mất mốc 270 điểm ít phút trước.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 113 mã tăng và 352 mã giảm, VN-Index giảm 12,35 điểm (-1,03%), xuống 1.182,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 598 triệu đơn vị, giá trị 13.218,2 tỷ đồng, tăng 11% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 16,1 triệu đơn vị, giá trị 612,8 tỷ đồng.

Ở nhóm các cổ phiếu lớn, bluechip, một ít tăng điểm là PLX 2,1% lên 57.200 đồng, PDR 1,5% lên 62.300 đồng, FPR 0,4%, MWG 0,1% và PNJ may mắn về tham chiếu tại 84.200 đồng.

Còn lại đều kết phiên trong sắc đỏ, trong đó giảm mạnh nhất là BID -3% xuống 43.300 đồng, REE -2,1% xuống 55.300 đồng, hàng loạt cổ phiếu POW, TPB, SSI, KDH, TCB, HDB, MSN, TCB, SBT mất từ 1,5% đến 1,9%. Trong khi VRE, VIC, CTG, VCB, STB, BVH, VJC giảm từ 1% đến 1,4%, còn lại giảm nhẹ.

Thanh khoản đáng kể tại STB với 23,1 triệu đơn vị khớp lệnh, MBB khớp hơn 14 triệu đơn vị, CTG khớp 13 triệu đơn vị, POW, HPG, TCB khớp từ 11,5 triệu đến 12,5 triệu đơn vị.

Ở nhóm vừa và nhỏ, cặp đôi FLC và ROS tuy đánh mất sắc tím và có thời điểm về gần tham chiếu, nhưng dòng tiền tham lam đã nhanh chóng kéo mạnh 2 mã này tăng vọt trở lại.

Kết phiên, FLC 4,9% lên 9.000 đồng, khớp lệnh gần 37 triệu đơn vị, cao nhất thị trường và ROS 4% lên 4.470 đồng, khớp lệnh ngay sau FLC với hơn 31,4 triệu đơn vị.

Một vài cổ phiếu khác còn giữ sắc xanh là ITA, DLG, TTF, HBC, HAP, HT1, DCM, FRT, DAH, BCG, TDH và HCD, HVH, EVE tăng kịch trần, trong đó, nhóm ITA, DLG, TTF, và HBC khớp từ 7,9 triệu đến 14,7 triệu đơn vị.

Phần còn lại mất điểm, đáng kể là NHA, SVD, TMS, SGR, và RIC vẫn nằm ở mức giá sàn, và RIC vẫn mất thanh khoản, khi chỉ khớp 3.500 đơn vị và còn dư bán giá sàn gần 0,39 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, đà lao dốc của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như THD, SHB, BAB, VCS là nguyên nhân chủ yếu khiến HNX-Index có phiên lao dốc mạnh.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 57 mã tăng và 116 mã giảm, HNX-Index giảm 3,43 điểm (-1,25%), xuống 271,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 121,1 triệu đơn vị, giá trị 1.952 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 51,7 tỷ đồng.

Như đã đề cập, các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là THD và SHB với giá trị vốn hóa bỏ xa phần còn lại của HNX đang thực sự gây tác động mạnh mỗi khi 2 mã này biến động.

Theo đó, THD -0,5% xuống 199.000 đồng, tương ứng giá trị vốn hóa hơn 66.000 tỷ đồng, SHB -3,1% xuống 18.600 đòng, giá trị vốn hóa hơn 32.500 tỷ đồng.

Gây thêm sức ép còn có BAB -3,3% xuống 29.500 đồng, VCS -1,4% xuống 90.500 đồng, PVS -1,3% xuống 23.500 đồng, NVB -2,7% xuống 14.700 đồng, SHS -2,8% xuống 28.000 đồng, TNG -1,6% xuống 24.000 đồng, BVS -2,6% xuống 22.300 đồng, cùng không ít mã giảm điểm khác như S99, AMV, NDN, APS, MBS, IDJ, TVC…

Nhích lên đa phần là các mã nhỏ như KLF, HUT, ART, BCC, DST, PVC, ACM, NSH cùng CEO 1,7% lên 12.300 đồng, IDC 3,7% lên 38.900 đồng, VGS 2,2% lên 18.700 đồng.

Thanh khoản trên sàn, SHB dẫn đầu với hơn 27,7 triệu đơn vị, KLF đứng sau với hơn 15,9 triệu đơn vị, HUT và SHS có hơn 8,4 triệu đơn vị…

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng chỉ giữ được sắc xanh sau nửa đầu phiên và chịu áp lực chung từ thị trường và đảo chiều xuống tham chiếu sau đó.

Nhóm các cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao chỉ còn DDV 6,9% lên 14.000 đồng, VNB và VNH tăng kịch trần lên 30.000 đồng và 4.000 đồng.

Còn lại phần lớn giảm, như BSR -1,8% xuống 16.600 đồng, khớp lệnh cao nhất với hơn 6,77 triệu đơn vị, PVM -3,4% xuống 25.300 đồng, khớp hơn 1,56 triệu đơn vị…

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,42 điểm (-0,51%), xuống 80,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 41,1 triệu đơn vị, giá trị 676,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,65 triệu đơn vị, giá trị 8,6 tỷ đồng.

Lạc Nhạn
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement