Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán sáng 13/1: Gian nan kéo trụ

Chứng khoán

13/01/2022 13:09

Sau nhịp tăng khá mạnh đầu phiên, áp lực bán gia tăng mạnh đã khiến thị trường dần hạ độ cao và quay đầu điều chỉnh, dù nhóm cổ phiếu trụ cột đã nỗ lực hết mình.

Sau 3 phiên liên tiếp giảm điểm, thị trường đã hồi phục và chỉ số VN-Index test thành công vùng hỗ trợ 1.475 – 1.490 (MA20-50). Điều đáng quan tâm chính là dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và đặc biệt là dòng "bánk chưng" - viết tắt của cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán.

Nỗ lực này tiếp tục được thể hiện ở đầu phiên sáng này (13/1) khi nhóm ngân hàng với sự "xuất trận" của cả 3 mã vốn hóa lớn nhất ngành ngân hàng và đều là ngân hàng có vốn nhà nước chi phối gồm BID, CTG, VCB. Phiên hôm qua, VCB tăng không đáng kể.

Nhờ sự thăng hoa của nhóm đầu tàu này, đặc biệt là BID tăng trần đã giúp nhóm ngân hàng có sự khởi sắc. Dễ hiểu khi nhà tạo lập lựa chọn nhóm cổ phiếu ngân hàng do nhà nước nắm chi phối đó là tỷ lệ floating thấp do phần lớn cổ phần nhà nước đang nắm giữ, thay vì các ngân hàng cổ phần tư nhân hầu hết có tỷ lệ cổ phiếu đang giao dịch khá cao. Rủi ro bị bán mạnh khi kéo giá sẽ giảm nhẹ hơn.

Sau khoảng 90 phút giao dịch, sắc xanh đã nở rộ trong nhóm cổ phiếu ngân hàng. Bên cạnh BID tăng kịch trần, nhiều mã tăng mạnh như CTG tăng 5,7%, VCB tăng 3%, TCB tăng 1,8%, HDB tăng 3,23%, MBB tăng 4,62%, EIB tăng 3,55% và nhiều mã như ACB, VIB, STB, OCB tăng trên 2%...

Đồng thời, giao dịch ở dòng bank cũng sôi động với các mã MBB, CTG, STB đều khớp hơn 20 triệu đơn vị; hay TPB, TCB, VPB, SHB, LPB khớp trên dưới 10 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, phiên sáng nay đáng tiếc chỉ có sự tham dự của nhóm bank và sự tham gia nhẹ của nhóm thép, thiếu đi sự khởi sắc của nhóm chứng khoán khi các tên tuổi lớn như SSI, HCM và VND đều đỏ lửa nên nỗ lực của nhóm dẫn dắt chỉ giúp VN30-Index mang sắc xanh, chứ không gánh nổi hơn 300 mã giảm điểm với hơn 40 mã giảm sàn của thị trường chung. VN-Index đã giảm dưới mốc tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch.

Tâm điểm của thị trường sáng nay vẫn là nhóm cổ phiếu bất động sản tăng nóng trước đó, áp lực xả bán vẫn tiếp tục diễn ra. với hàng loạt mã như FLC, ROS, AMD, HQC, HNG, DLG, LDG, DIG, NBB, FCN… đang chất lượng dư bán sàn hàng triệu đến hàng chục triệu đơn vị. Đặc biệt, ROS đang dư bán sàn tới gần 104 triệu đơn vị, còn FLC dư bán sàn 64,65 triệu đơn vị.

Như đã đề cập ở các bản tin trước, sự sụp đổ giá của FLC và câu chuyện tại Tân Hoàng Minh bỏ cọc đã tạo hiệu ứng domino cho toàn nhóm bất động sản. Câu hỏi hiện tại là liệu từ nhóm bất động sản có tạo hiệu ứng domino cho toàn thị trường?

Đây là rủi ro hiện hữu khi nhóm bất động sản giảm giá kéo dài sẽ tạo áp lực "call margin", nhà đầu tư để bù đắp phần thiếu trong tài khoản sẽ buộc phải nộp thêm tiền hoặc bán bớt các mã khác, khi việc bán này xảy ra thì các mã đang tăng giá khó có khả năng trụ được!

Kéo cổ phiếu trụ, ở đây là các mã lớn như ngân hàng, thép, chứng khoán đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mới có thể thành công. Để tạo một con sóng dài cần sự đồng thuận cả thị trường. Điều may mắn là các mã này hầu hết đều đang ở mức giá thấp do không tăng đáng kể từ cuối tháng 7/2021. Đây có thể là một cơ hội để thị trường giữ được nhịp tăng vốn có.

T.Thúy
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement