Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 4/1: Hiệu ứng gói hỗ trợ, VN-Index lập đỉnh lịch sử mới

Chứng khoán

04/01/2022 11:29

Thị trường khởi động phiên đầu tiên của năm mới rất tích cực, khi dòng tiền ồ ạt gom mua giá cao ở nhiều nhóm ngành, kéo VN-Index dễ dàng vượt qua ngưỡng cản mạnh 1.500 điểm.

Trong năm qua, VN-Index đã lập đỉnh cao lịch sử. Mở đầu năm với số điểm 1.113,77, VN-Index đạt ngưỡng lịch sử 1.511,68 điểm vào tháng 11, và kết thúc năm ở ngưỡng 1.498,28 điểm, tăng 35,73% so với đầu năm.

Đáng chú ý, khối lượng giao dịch tăng hơn 2,3 lần so với năm 2020.

Điểm số tăng mạnh với khối lượng lớn là vào dòng tiền từ hơn 1 triệu tài khoản mở mới trong năm.

Bước sang phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2022 sáng nay ngày 4/1, tâm lý hồ hởi, tích cực ngay từ khi mở cửa đã kéo VN-Index tăng vọt lên trên 1.510 điểm và tiếp tục nhích lên sau hơn 1 giờ giao dịch với sắc xanh chiếm ưu thế lớn trên bảng chính.

Sau khi vượt đỉnh lịch sử 1.511 điểm, VN-Index có đôi chút chùng lại giữa phiên để test lại chính mốc vừa vượt qua. Lực cầu tốt giúp chỉ số kiểm nghiệm thành công và có đà tăng khá vững trên đỉnh mới của mình nhờ sự hỗ trợ về thanh khoản cũng như nhóm cổ phiếu lớn.

Thông tin về gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội lên tới 291.000 tỷ đông được coi là động lực chính nâng đỡ thị trường.

Bên cạnh đó phải kể tới hiệu ứng mùa công bố kết quả kinh doanh, dự báo nhiều doanh nghiệp vốn hóa lớn sẽ công bố kết quả năm 2021 tích cực hơn dự báo, đặc biệt là nhóm ngân hàng - tài chính cũng là động lực nâng đỡ thị trường.

Nhóm cổ phiếu thanh khoản cao nhất đều khởi sắc và không ít sắc tím đã xuất hiện tại POW, CII, LDG, FCN, GEG, MCG, DAG…

Trong khi những cổ phiếu quen thuộc như GEX, HAG, ROS, FLC, HNG, TCH, HQC, ITA, SCR cũng tăng từ 3 đến hơn 6%.

Động lực chính của thị trường phải kể tới nhóm cổ phiếu ngân hàng, một số cổ phiếu trong nhóm này đã sớm tăng từ những phiên cuối tuần trước đang cho thấy dấu hiệu bứt phá. STB, VPB, TCB, MBB, HDB đang trong top thanh khoản trên sàn, dù mức tăng chưa thể so sánh với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Cổ phiếu ngân hàng luôn là nhóm được hưởng lợi sớm nhờ các chính sách hỗ trợ kinh tế vì đây là "huyết mạch" nền kinh tế. Gói chính sách gần 300.000 tỷ đồng bao gồm cả việc tiếp tục cơ cấu thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, sẽ giúp làm dịu đi khoản "nợ xấu" đang treo cao với các ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng đương nhiên được hưởng lợi khi khi các doanh nghiệp cũng chính là khách hàng phục hồi kinh doanh nhờ gói chính sách.

Trên thị trường sáng nay, cổ phiếu BAF của Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam, tân binh mới chào sàn từ đầu tháng 12/2020 đã có phiên bùng nổ thanh khoản khi khớp hơn 17 triệu đơn vị, chỉ đứng sau POW trên sàn và giá cũng đã tăng kịch trần lên 43.950 đồng.

Trong ngày cuối cùng của năm 2020, HĐQT của BAF đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị 600 tỷ đồng, với lãi suất cố định 10,5%/năm.

Giao dịch tiếp tục khởi sắc với thanh khoản gia tăng, VN-Index theo đó nhích dần lên từ nhịp nghỉ giữa phiên và tổng cộng đã tăng gần 20 điểm trong phiên khởi động đầu năm mới.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 319 mã tăng và 138 mã giảm, VN-Index tăng 19,67 điểm ( 1,31%), lên 1.517,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 526 triệu đơn vị, giá trị 16.688 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng nhưng tăng 7% về giá trị so với phiên sáng ngày 31/12/2021. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 19,7 triệu đơn vị, giá trị 1.091 tỷ đồng.

Ở nhóm bluechip, bộ ba cổ phiếu lớn GAS, VIC và VHM đóng góp lớn nhất cho VN-Index với 6,5 điểm tích cực.

Theo đó, GAS 4,7% lên 100.700 đồng, VIC 2,3% lên 97.300 đồng, VHM 2,2% lên 83.800 đồng.

Các bluechip khác trong rổ VN30 góp sức còn đến từ KDH 5,1% lên 53.600 đồng, PLX 3,5% lên 55.800 đồng, VRE 3,2% lên 31.050 đồng, SAB 2,1% lên 154.100 đồng, GVR 1,8% lên 37.600 đồng.

Cùng với đó là toàn bộ cổ phiếu ngân hàng, trừ ACB giảm nhẹ. Cụ thể, STB 3% lên 32.450 đồng, TPB 2,9% lên 42.250 đồng, CTG 1,9% lên 34.550 đồng, HDB 1,8% lên 31.400 đồng, các cổ phiếu VCB, BID, MBB, VPB, TCB nhích từ 0,3% đến 1,8%. Ở các mã khác trong nhóm thì trừ MSB mất 1,4%, ACB -0,4%, EIB đứng tham chiếu, thì còn lại cũng đều tăng như SHB 1,8%, LPB 1,1%, OCB 2,6%, SSB 0,7%.

Thanh khoản nhóm được cải thiện đáng kể, với MBB, TPB, CTG, VPB, SHB, STB đều thuộc top cao nhất HOSE, với khối lượng khớp lệnh từ 4,9 triệu đến hơn 7 triệu đơn vị, riêng STB khớp hơn 18,7 triệu đơn vị, đứng thứ hai trên HOSE.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với khoảng 30 cổ phiếu thanh khoản cao đều được tăng, với những cổ phiếu đáng chú ý nhất là POW, BAF, CII, HBC, LDG, FCN, GEG khi đều tăng kịch trần.

Trong đó, POW bùng nổ với khối lượng khớp lệnh cao nhất sàn với 18,9 triệu đơn vị, và còn dư mua giá trần hơn 5,4 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu khác với thanh khoản thấp hơn nhưng cũng tăng hết biên độ khi kết phiên còn có DAG, TDG, FCM, QCG, LDG…

Tăng mạnh khác đáng kể và chủ yếu đến từ nhóm bất động sản, xây dựng là GEX 6,6% lên 43.350 đồng, FLC 5% lên 18.900 đồng, ROS 3,7% lên 14.100 đồng, TCH 3,8% lên 28.500 đồng, SCR 4,4% lên 22.300 đồng, VCG 3,1% lên 53.300 đồng, ITA 3,3% lên 17.150 đồng, LCG 5,1% lên 22.800 đồng, DIG 6,8% lên 103.300 đồng, khớp từ 2,9 triệu đến 7,2 triệu đơn vị. Riêng cặp đôi FLC-ROS khớp trên dưới 14 triệu đơn vị và GEX khớp hơn 18,4 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, các sắc đỏ đa phần chỉ mất điểm nhẹ như NLG, HAR, KDC, TNI, FTM, VPI, FRT…khớp từ 0,9 triệu đến 3,4 triệu đơn vị, cùng một số chịu áp lực chốt lời và đứng tham chiếu là HAG, KBC, DPM, DCM, NKG, IDI…

Trên sàn HNX, áp lực từ đà giảm sâu của cổ phiếu lớn nhất sàn là THD đã dần được bù đắp ở những cổ phiếu khác, qua đó, giúp HNX-Index từ mức đáy khi mở cửa dần trồi lên, thậm chí có thời điểm lên trên tham chiếu, trước khi lùi nhẹ về cuối phiên.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 127 mã tăng và 89 mã giảm, HNX-Index giảm 0,57 điểm (-0,12%), xuống 473,42 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 58 triệu đơn vị, giá trị 1.704,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,92 triệu đơn vị, giá trị 60,3 tỷ đồng.

Cổ phiếu THD là gánh nặng lớn nhất đến khi, khi giảm sâu, mất 4,5% xuống 264.500 đồng.

Trong khi phần còn lại khá tích cực, nhất là ở nhóm cổ phiếu có thanh khoản cao, như CEO đã tăng kịch trần 9,9% lên 77.900 đồng, PVS 3,7% lên 28.300 đồng, PLC 6,8% lên 44.200 đồng, BCC 6,2% lên 24.000 đồng.

Các cổ phiếu còn lại như KLF, SHS, DL1, TTH, HUT, LIG, TVC, IDC, PAS cũng có săc xanh, dù mức tăng không cao, phần lớn trên dưới 1%.

Thanh khoản phiên này PVS cao nhất với 8,55 triệu đơn vị khớp lệnh, CEO khớp hơn 4,1 triệu đơn vị, KLF khớp 4,05 triệu đơn vị…

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng tăng từ sớm và dù có giằng co, rung lắc sau đó, nhưng vẫn ở rất gần mức cao nhất đạt được về cuối phiên.

Nhóm cổ phiếu có giao dịch sôi động nhất là BSR, HHV, OIL, QTP, VHG, C4G, PAS đều tăng, khớp từ 2 triệu đến 10,58 triệu đơn vị.

Trong đó, BSR 3,5% lên 23.900 đồng, HHV 1,5% lên 27.200 đồng, OIL 5,3% lên 18.000 đồng, QTP 7,9% lên 20.500 đồng…

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,53 điểm ( 0,47%), lên 113,22 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 62,8 triệu đơn vị, giá trị 1.398,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,23 triệu đơn vị, giá trị 5,5 tỷ đồng.

LẠC NHẠN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement