Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 12//8: Đảo hàng

Chứng khoán

12/08/2021 11:44

Sau phiên điều chỉnh hôm qua, thị trường giằng co nhẹ phiên sáng nay với dòng tiền vẫn hoạt động tích cực.

Trong phiên hôm qua, dòng tiền tích cực và lan tỏa từ khá sớm đã giúp VN-Index chinh phục thành công ngưỡng cản 1.370 điểm. Mặc dù vậy, áp lực bán cuối phiên khiến VN-Index quay đầu giảm dần và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Tuy nhiên, đây chỉ là một phiên chốt lời thuần túy, phân phối điển hình, chưa có gì đáng ngại cho xu hướng hồi phục từ đáy. Dù vậy, phiên điều chỉnh hôm qua cũng đã có những cảnh báo nhất định trong ngắn hạn, bởi sự hình thành thêm một cây nến ‘shooting star’, và tín hiệu đảo chiều khi VN-Index áp sát vùng kháng cự mạnh 1.380 điểm.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 12/8, thị trường tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp. Áp lực bán vẫn còn, nhưng lực cầu cũng khá mạnh giúp thị trường không giảm sâu, mà chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu.

Thị trường tiếp tục vận động trong khoảng từ 1.350 - 1.380 ( /-) tương ứng với 2 ngưỡng Fibo 61,8% và 78,6% của đà phục hồi từ vùng đáy khoảng 1.240 điểm với VN-Index. Do vậy, trong sáng nay khi chỉ số về gần ngưỡng dưới đã nhận được lực mua tốt để bật trở lại, báo hiệu cho thấy thị trường vẫn khá mạnh và chưa có khả năng giảm dưới ngưỡng 1.350 điểm.

Trong sáng nay, nhóm trụ tiếp có sự phân hóa theo hướng vận động luân phiên đã có từ những phiên trước để giữ chỉ số không giảm mạnh. Nhóm ngân hàng khá cân bằng khi VCB và BID giảm sâu thì chiều ngược lại VPB và CTG tăng giúp cân bằng chỉ số, trong khi đó MWG vừa có phiên tăng ấn tượng hôm qua với thanh khoản vượt trội thì hôm nay là tác nhân chính kéo VN-Index giảm điểm. Ngược lại, SSI và KBC hôm qua giảm sâu, hôm nay lại tăng khá tích cực,...

Quan sát diễn biến thị trường cho thấy, nhà đầu tư đang thực hiện đảo hàng ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Đây là nhóm có mức tăng tốt nhất trong nhịp phục hồi của thị trường hơn 2 tuần vừa rồi.

Trong nhóm cổ phiếu vận tải biển tăng nóng thời gian qua, đặc biệt là VOS đã có dấu hiệu chốt lời từ các nhà đầu tư vào hàng trước đó, khiến cổ phiếu này bị đẩy từ mức trần 12.850 đồng xuống gần mức sàn. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng đà tăng của VOS vẫn còn duy trì nên tận dụng nhịp điều chỉnh đã mạnh tay mua vào, kéo mã này tăng trở lại với thanh khoản tăng vọt, lên mức cao nhất lịch sử niêm yết.

Trong nhóm bất động sản, cổ phiếu DIG gây chú ý khi tăng kịch trần từ sớm lên 32.700 đồng, khớp lệnh dẫn đầu sàn với hơn 11,7 triệu đơn vị.

Các mã PC1, DAH, NTL, HAI, TNT, GSP, TGG, DPG cũng đang có giao dịch tích cực, khi đều tăng hết biên độ.

Trong khi các bluechip chưa tìm lại được sức hấp dẫn và áp lực phân hóa kéo dài, thì dòng tiền vẫn tập trung giao dịch ở các mã vừa và nhỏ, khiến VN-Index chủ yếu vẫn là biến động quanh tham chiếu với biên độ không lớn.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 201 mã tăng và 150 mã giảm, VN-Index tăng 4,47 điểm ( 0,33%), lên 1.362,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 430,8 triệu đơn vị, giá trị 12.519,2 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 1% về khối lượng nhưng giảm 5% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,9 triệu đơn vị, giá trị 471 tỷ đồng.

Nhóm VN30 phân hoá rõ nét, nhưng mức biến độ giá không lớn. Mã tăng mạnh nhất là chưa tới 2%, trong khi mã giảm mạnh nhất cũng chỉ hơn 1%. Cụ thể, mã tăng mạnh nhất là GVR 1,9% lên 34.750 đồng, khớp hơn 4 triệu đơn vị. Tiếp đến là VPB tăng 1,8% lên 62.300 đồng, khớp hơn 6 triệu đơn vị. Đây là 2 mã có tác động tích cực nhất tới VN-Index trong phiên sáng nay, trong đó đó VPB đóng góp 0,72 điểm và GVR đóng góp 0,69 điểm cho VN-Index.

Ngoài ra, còn phải kể đến cặp đôi VIC và VHM với mức tăng dù chỉ 0,5% và 0,6%, nhưng cũng đóng góp cho VN-Index 0,45 điểm và 0,61 điểm, bởi đây là 2 mã có vốn hoá lớn nhất thị trường.

Ngoài ra, còn phải kể đến BVH 1,8% lên 55.200 đồng, KDH 1,7% lên 40.750 đồng.

Ở chiều ngược lại, MWG là mã giảm mạnh nhất trong nhóm VN30 khi mất 1,1% xuống 173.000 đồng và cũng là mã có tác động tiêu cực nhất tới VN-Index khi hãm 0,25 điểm của chỉ số. Tiếp đến là VCB dù chỉ giảm 0,2% xuống 100.300 đồng, cũng lấy đi của VN-Index 0,19 điểm. Ngoài ra, có GAS, FPT, VJC, HPG, BID, SAB, nhưng mức giảm và tác động tới chỉ số không lớn.

Về thanh khoản, ngoài HPG dẫn đầu nhóm với 11,2 triệu đơn vị khớp lệnh, thì phía sau đều là các cổ phiếu ngân hàng với ACB, MBB, VPB, TCB, CTG, STB khi khớp từ 4,75 - 9,28 triệu đơn vị, cùng SSI khớp hơn 8,5 triệu đơn vị.

Trên bảng điện tử, nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ, xây dựng nổi bật nhất với DIG, HBC, FCN, PC1, DAH, NTL, HTN, TNT, UDC, TGG, DPG, đều đã tăng kịch trần.

Trong đó, DIG phiên này sáng nhất, khi khớp lệnh cao nhất sàn HOSE với hơn 13,93 triệu đơn vị và trắng bên bán.

Các cổ phiếu như HBC, FCN, PC1 cũng nằm trong top thanh khoản tốt nhất, khớp từ hơn 5,3 triệu đến hơn 7,5 triệu đơn vị.

Không ít các mã bất động sản khác cũng có mức tăng cao như NHA 6,6% lên 27.600 đồng, CII 6,5% lên 18.150 đồng, TV2 6% lên 49.700 đồng, LCG 4,6% lên 14.800 đồng, SCR 4,5% lên 11.500 đồng, ASM 4% lên 15.550 đồng…các cổ phiếu CTD, QCG, KBC, CKG, DLG, IJC, HAR, SZL, CTI, DXG tăng từ 3% đến gần 4%.

Ngoài bất động sản, nhóm cổ phiếu vận tải, cảng biển, xuất nhập khẩu vẫn duy trì sức hút, với điểm nhấn vẫn là VOS, khi phiên này thanh khoản chỉ đứng sau DIG trên sàn với hơn 11,75 triệu đơn vị khớp lệnh, và mặc dù để mất sắc tím, nhưng kết phiên VOS vẫn 5,8% lên 12.750 đồng.

Các cổ phiếu cùng ngành là GSP, AGM, PJT tăng hết biên độ và CCL 4,9% lên 36.300 đồng, VTO 3,9% lên 10.600 đồng, HTV 3,9% lên 16.000 đồng…

Trái lại, nhóm các cổ phiếu giảm không đáng kể, khi phần lớn chỉ mất điểm nhẹ như HSG, NKG, MHC, DCM, GMD, TCH, khớp lệnh HSG cao nhất với hơn 5,1 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng chủ yếu cũng giằng co nhẹ quanh tham chiếu và điểm nhấn có lẽ là nhịp nảy khá mạnh ở những phút cuối nhờ một số mã lớn nới rộng đà tăng.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 91 mã tăng và 82 mã giảm, HNX-Index tăng 1,19 điểm ( 0,35%), lên 335,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 84,5 triệu đơn vị, giá trị 1.894,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,94 triệu đơn vị, giá trị 19,9 tỷ đồng.

Sóng bất động sản cũng lan sang HNX, khi các mã tại sàn này có sự vượt trội so với phần còn lại, với CEO 6,7% lên 9.600 đồng, NDN 2,7% lên 23.200 đồng, HUT 5,8% lên 9.100 đồng, DL1 4% lên 7.800 đồng và IDJ tăng kịch trần 9,7% lên 18.100 đồng.

Một số mã khác tăng cao như PAN 8% lên 31.200 đồng, BCC 8,4% lên 15.500 đồng, PLC 6,2% lên 35.900 đồng và VGS tăng trần 9,8% lên 20.200 đồng.

Trong khi đó, PVS, SHS, THD, VND, DXS, PVI chỉ tăng nhẹ, còn 3 cổ phiếu trên sàn này đều giảm, trong đó SHB -0,7% xuống 28.800 đồng, BAB -0,43% xuống 23.300 đồng. NVB -0,34% xuống 29.000 đồng.

Thanh khoản phiên sáng nay SHB vẫn cao nhất với hơn 7,27 triệu đơn vị khớp lệnh, PVS khớp hơn 5,8 triệu đơn vị, VND khớp 5,1 triệu đơn vị, HUT khớp 4,93 triệu đơn vị…

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng cho xu hướng rung lắc, nhưng phần lớn chỉ số này giao dịch trên tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng giao dịch cao nhất phân hóa mạnh, với BSR, SBS, VGT, DDV, OIL, ABB, AAS đều chìm trong sắc đỏ, với BSR có khối lượng khớp lệnh cao nhất UpCoM với hơn 8,25 triệu đơ vị và giảm nhẹ 1,5% xuống 20.100 đồng.

Tăng tốt có PAS 6,4% lên 15.000 đồng, khớp 3,3 triệu đơn vị, C4G 4,8% lên 10.900 đồng, khớp 3,18 triệu đơn vị, C36 6,3% lên 10.100 đồng, khớp gần 1 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,54 điểm ( 0,59%), lên 92,55 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 45,3 triệu đơn vị, giá trị 875,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,3 triệu đơn vị, giá trị 5,8 tỷ đồng.

LẠC NHẠN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement