Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán phiên chiều 25/3: VN-Index hồi nhẹ, FLC tiếp tục nóng

Chứng khoán

25/03/2021 17:02

Với 5 phiên tăng trần liên tiếp, cổ phiếu FLC đã vượt qua mệnh giá sau gần 10 năm chờ đợi, kể từ lần cuối có được mức giá này vào tháng 8/2012.

Sau phiên sáng nhích nhẹ nhờ một số cổ phiếu lớn làm trụ đỡ, đặc biệt là VIC, thị trường bước vào phiên chiều với sự thận trọng quay trở lại.

Theo đó, ngay khi VN-Index nhích thêm đôi chút thì áp lực bán gia tăng nhanh, đẩy chỉ số về dưới tham chiếu. Tình trạng nghẽn lệnh đến hẹn lại lên chỉ sau hơn nửa giờ giao dịch phiên chiều đã khiến VN-Index gần như chỉ đi ngang quanh tham chiếu cho đến khi đóng cửa.

Chốt phiên, sàn HOSE có 205 mã tăng và 245 mã giảm, VN-Index tăng 1,29 điểm ( 0,11%), lên 1.163,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 690,7 triệu đơn vị, giá trị 17.434,1 tỷ đồng, giảm 8% về khối lượng và chỉ 1% về giá trị so với phiên hôm qua.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 76,8 triệu đơn vị, giá trị 3.903 tỷ đồng, với phần đáng kể thuộc về hơn 18,76 triệu cổ phiếu CVT, trị giá 1.013 tỷ đồng, cùng 7,45 triệu cổ phiếu VIC, trị giá hơn 812 tỷ đồng và hơn 10,74 triệu cổ phiếu VCG ở mức giá sàn, trị giá 433,1 tỷ đồng.

Các mã bluechip tăng tốt trong phiên sáng đã không giữ được mức giá cao và phần lớn thu hẹp đà tăng, với VIC 2,3% lên 110.400 đồng, khớp hơn 4,32 triệu đơn vị, là cổ phiếu tăng tốt nhất trong rổ VN30.

Nhích lên khác còn có STB 1,9% lên 18.750 đồng, khớp 28,7 triệu đơn vị, MSN 1,1% lên 86.000 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị, PNJ 1,1% và CTG 1%. Còn lại nhích nhẹ từ 0,1% đến 0,4% là VJC, TCB, GAS, BID, VCB, HDB…

Giảm điểm có SBT -2% xuống 22.150 đồng, khớp 3,3 triệu đơn vị, VPB -1,9% xuống 43.250 đồng, khớp 2,25 triệu đơn vị, SSI -1,6% xuống 30.800 đồng, khớp 13,2 triệu đơn vị, VRE -1,6% xuống 32.850 đồng, khớp 5,3 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu giảm giá còn có POW -1,2%, REE -1,1%, HPG -1%, MWG -0,8%, FPT -0,5%, VHM -0,5%, với HPG khớp lệnh cao nhất khi có gần 20 triệu đơn vị.

Ở nhóm thị trường, cổ phiếu FLC lại tạo diễn biến nóng. Sau khi mở cửa giảm điểm khá mạnh, mất 4,3% đã dần hồi phục và trong phiên chiều được kéo lên mức giá trần 6,7% lên 10.450 đồng, khớp hơn 55,4 triệu đơn vị và tiếp tục thêm một phiên dư mua giá trần khối lượng lớn, đạt hơn 25,7 triệu đơn vị.

Như vậy, đây là lần đầu tiên FLC đóng cửa trên mệnh giá chiếu kể từ giữa tháng 8/2012.

Điều khiến nhiều nhà đầu tư trên một số nhóm, diễn đàn chứng khoán nhận định giao dịch tại FLC đang không phản ánh đúng cung cầu. Khi mà các lệnh mua giá khối lượng lớn của FLC đều được tung vào thời điểm HOSE bắt đầu có hiện tượng nghẽn lệnh.

Nhiều phỏng đoán cho rằng, do các công ty chứng khoán lớn đã dùng hết các lệnh được cấp từ sớm, nên lệnh tại các công ty chứng khoán nhỏ sẽ vào dễ dàng hơn. Vì vậy, thời điểm đó, nếu kê các lệnh mua giá trần được confirm từ các công ty chứng khoán nhỏ, nhưng lệnh bán từ những nơi khác đã không còn vào nổi thì có thể gây ra những hiểu lầm cho thị trường về “lượng cầu thật, ảo” ở mã này!?

Trong khi đó, ROS vẫn tiếp tục có phiên điều chỉnh khi đóng cửa mất 2,3% xuống 4.180 đồng, khớp lệnh cũng chỉ đứng sau FLC trên sàn với hơn 33,1 triệu đơn vị.

Ở những mã khác, HQC, LDG, VIX, TTF, IJC, HSG, HAI, TDP, HAP, AAA có được sắc xanh khi chốt phiên, trong đó, HQC khớp được hơn 14,1 triệu đơn vị, LDG khớp được hơn 13,6 triệu đơn vị, VIX khớp hơn 12,4 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu quen thuộc khác như ITA, LPB, HNG, DLG, HAG, PVD, AMD, KBC, GVR, HBC, FIT đều đóng cửa dưới tham chiếu, khớp từ 4,59 triệu đến 10,6 triệu đơn vị.

Cổ phiếu nóng DXG liên quan đến việc chuẩn bị IPO công ty con trong lĩnh vực môi giới đã giảm 0,8% xuống 23.950 đồng, khớp hơn 4,58 triệu đơn vị.

Liên quan đến DXG, HOSE vừa có quyết định đưa cổ phiếu này vào diện cảnh báo từ ngày 31/3 tới, nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính 2020 ghi nhận con số âm hơn 495,7 tỷ đồng.

Tân binh SSB có thêm một phiên rực sáng, tăng kịch trần 6,9% lên 21.550 đồng, khớp hơn 1,46 triệu đơn vị và dư mua giá trần hơn 4,62 triệu đơn vị.

Cổ phiếu TDP hôm nay có phiên giao dịch khởi sắc sau phiên điều chỉnh nhẹ hôm qua. Chốt phiên, TDP tăng 2,4% lên 30.000 đồng với thanh khoản đạt 126.300 đơn vị.

Trong khi đó, TCH dù có lúc phục hồi, nhưng không giữ được sắc xanh. Tuy nhiên, mức giảm hôm nay khiêm tốn hơn nhiều so với phiên hôm qua khi đóng cửa giảm 0,5% xuống 21.800 đồng, khớp hơn 4,4 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, giao dịch kém tích cực hơn khi HNX-Index nhích nhẹ đôi chút sau giờ nghỉ trưa, nhưng sau đó đã dần đổ đèo và xuống dưới tham chiếu khi đóng cửa bởi ảnh hưởng từ SHB đảo chiều giảm giá cùng PVS, CEO nới rộng đà giảm.

Đóng cửa, sàn HNX có 44 mã tăng và 81 mã giảm, HNX-Index giảm 1,5 điểm (-0,56%), xuống 267,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 107,1 triệu đơn vị, giá trị 1.466,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 7,63 triệu đơn vị, giá trị 119 tỷ đồng.

Theo đó, từ mức tăng 1,1% chốt phiên sáng, SHB đã giảm 1,1% khi đóng cửa xuống 17.800 đồng.

Thêm sức ép khác đến từ THD -0,5% xuống 196.400 đồng, PVS -2,2% xuống 22.200 đồng, SHS -1,44% xuống 27.300 đồng, MBS -2,7% xuống 21.700 đồng, PLC -3,2% xuống 27.600 đồng, TNG -2,2% xuống 22.300 đồng, CEO -4,7% xuống 12.100 đồng.

Ở chiều ngược lại, các mã tăng tốt, thậm chí tăng kịch trần đều là các mã nhỏ như DST, TTH, ITQ, MPT, HHG, PVL.

Thanh khoản hôm nay KLF dẫn đầu với hơn 14,7 triệu đơn vị khớp lệnh. SHB có 12,5 triệu đơn vị, PVS khớp hơn 6,9 triệu đơn vị…

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng đã lùi về sắc đỏ sau giờ nghỉ trưa, và mặc dù nhận lực cầu bắt đáy sau đó, nhưng đã không đủ giúp chỉ số này về lại tham chiếu.

Diễn biến không khác nhiều ở các mã thanh khoản tốt nhất như cuối phiên sáng, với BSR 1,2% lên 16.400 đồng, khớp 9,56 triệu đơn vị. Còn DDV -5% xuống 13.300 đồng, khớp lệnh ngay sau BSR với hơn 2,76 triệu đơn vị.

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,15%), xuống 80,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 49,4 triệu đơn vị, giá trị 774,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,96 triệu đơn vị, giá trị 113,8 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều đánh mất sắc xanh, đóng cửa giảm điểm. Trong đó, VN30F2104 giảm 8,9 điểm (-0,76%) xuống 1.162 điểm, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 209.700 đơn vị, khối lượng mở hơn 28.700 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sự phân hóa mạnh diễn ra, nhưng 4 mã có thanh khoản tốt nhất ngoài CVHM2006 đứng tham chiếu tại 730 đồng/cq thì còn lại đều tăng là CSBT2007, CNVL2003 và CSTB2007, khớp lệnh từ 0,63 triệu đến 0,77 triệu đơn vị.

LẠC NHẠN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement