Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán phiên chiều 14/12: Dòng tiền bắt đầu trở lại, nhóm thép nổi sóng

Chứng khoán

14/12/2021 17:07

Bên cạnh sự trở lại đầy ấn tượng của nhóm cổ phiếu thép, điều đáng chú ý nữa trong phiên giao dịch hôm nay là thanh khoản cải thiện cho thấy dòng tiền cũng bắt đầu trở lại. Tuy nhiên, VN-Index chưa thể vượt qua ngưỡng cản khá cứng quanh vùng 1.480 điểm.

Trong phiên giao dịch sáng, VN-Index bứt lên khá tốt đầu phiên với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu thép, một số mã ngân hàng, bất động sản. Tuy nhiên, vùng 1.480 điểm đang là vùng kháng cự mạnh, nên khi tiến lên vùng này, áp lực bán gia tăng khiến VN-Index rung lắc, quay đầu về dưới tham chiếu.

Sang tới phiên chiều, áp lực bán gia tăng ở nhóm VN30 ngay đầu phiên khiến VN-Index giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.470 điểm. Thứ Năm này (16/12) là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh, nên nhiều nhà đầu tư cho rằng, có bàn tay của tay to đẩy xuống để "ăn phái sinh". Tuy nhiên, điều này chưa thể khẳng định, bởi vẫn còn 1 phiên nữa mới và lịch sử cho thấy, ít khi có việc đè hay kéo VN30 trước ngày đáo hạn 2 phiên.

Trở lại với phiên giao dịch chiều nay, ngay khi VN-Index thủng mốc 1.470 điểm, lực cầu gia tăng kéo chỉ số này trở lại, vượt qua tham chiếu, nhưng đóng cửa vẫn không thể có được sắc xanh, dù mức điểm giảm không đáng kể.

Đóng cửa ngày, VN-Index tạo cây nến doji và vẫn trên đường MA20. Điểm đáng chú ý là thanh khoản tăng lên mức cao nhất 1 tuần cho thấy, dòng tiền đã bắt đầu quay trở lại. Tuy nhiên, đây có phải là điều tích cực hay không còn phải chờ đợi một vài phiên sắp tới.

Đóng cửa, sàn HOSE có 194 mã tăng và 265 mã giảm, VN-Index giảm nhẹ 0,19 điểm (-0,01%), xuống 1.476,02 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 964,1 triệu đơn vị, giá trị 27.653,2 tỷ đồng, tăng hơn 11% về khối lượng và gần 7% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn hơn 49,3 triệu đơn vị, giá trị 2.,430,4 tỷ đồng,

Các bluechip vẫn phân hóa, nhưng đà giảm một số đã cao hơn cuối phiên sáng, trong đó, PDR mất tới 5,9% xuống 92.500 đồng, PNJ -2,3% xuống 96.200 đồng, KDH -2,2% xuống 48.500 đồng, STB -1,9% xuống 28.100 đồng. Các cổ phiếu VPB, BVH, SSI, VJC, HDB mất từ 1,1% đến 1,5%.

Ở chiều ngược lại, HPG vẫn là cổ phiếu tích cực nhất khi đóng góp hơn 1,3 điểm cho VN-Index, nhưng mức tăng cũng đã không còn mạnh như phiên sáng, đóng cửa 2,5% lên 47.700 đồng, khớp hơn 35,67 triệu đơn vị.

Song hành cùng HPG chỉ còn POW và PLX, với POW 2,5% lên 16.600 đồng, PLX 1,5% lên 54.500 đồng, còn TCB, GAS, SAB, MWG, MSN, NVL nhích nhẹ từ 0,2% đến 0,9%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sự khởi sắc đáng kể chỉ còn một số như ở nhóm bất động sản, xây dựng là HQC 5,8% lên 7.700 đồng, ROS 5,6% lên 9.400 đồng, GEX 3,1% lên 41.500 đồng, FCN 3,7% lên 26.850 đồng, DIG 6,4% lên 77.900 đồng, cùng ITA, CII, QCG, NBB, MCG đều có sắc tím khi đóng cửa.

Các sắc xanh nhạt le lói tại TCH, SCR, DLG, KBC, HBC, NLG, KDC…với mức tăng phần lớn chỉ trên dưới 1%.

Thanh khoản nhóm này cũng thuộc top cao nhất HOSE với HQC khớp tới hơn 50,1 triệu đơn vị, ROS khớp 33,5 triệu đơn vị, ITA khớp 30,8 triệu đơn vị, GEX khớp 19,1 triệu đơn vị, TCH khớp hơn 15,7 triệu đơn vị…

Cặp đôi dành được sự chú ý gần đây là HAG và HNG có thêm một phiên khởi sắc, trong đó, HNG 2,8% lên 11.200 đồng, khớp 26 triệu đơn vị, còn HAG trở lại mức giá trần 6,7% lên 12.000 đồng, khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 57,9 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu thép giữ sóng tốt và là nhóm ngành có sức bật cao nhất trên thị trường, dù riêng HPG hụt hơi đôi chút như trên, thì các mã khác trong nhóm là HSG, NKG, POM vẫn giữ vững sắc tím, còn SMC 4,8% lên 46.250 đồng, TLH 4,7% lên 22.500 đồng. Trong đó, cặp đôi HSG và NKG hút tiền mạnh và khớp 9,87 triệu và 9,41 triệu đơn vị.

Một vài sắc tím khác đáng chú ý tại IDI, ABS, SJF, LCM, PXS, TNI và tân binh mới nổi gần đây là BAF, khi tổng cộng đã 7 phiên liên tiếp tăng hết biên độ lên 38.300 đồng.

Ở chiều ngược lại, FLC, LDG, LCG, VCG, HAI, FIT, IJC, HHS, APH, PAN, TSC, ASM bị chốt lời và đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng đa số cũng chỉ giảm nhẹ, khớp từ 3,47 triệu đến 21 triệu đơn vị.

Tuy vậy, có một số bị bán dứt khoát hơn và giảm sâu như DPG, PTL đều giảm sàn, còn TGG -6,8%, HT1 -6,3%, KHG -4%, DRH -3,8%, ITC -3,4%, DXS -3,4%, KSB -3,2%...

Trên sàn HNX, lực bán cũng gia tăng sau giờ nghỉ trưa khiến HNX-Index nới đà giảm trước khi có nhịp hồi nhẹ về cuối phiên, nhưng cũng không đủ giúp chỉ số về tham chiếu.

Đóng cửa, sàn HNX có 94 mã tăng và 149 mã giảm, HNX-Index giảm 2,88 điểm (-0,63%), xuống 454,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 108 triệu đơn vị, giá trị 3002,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 6,5 triệu đơn vị, giá trị 177,9 tỷ đồng.

Giao dịch tích cực nhất ở CMS và VC2, khi đều tăng trần lên 36.800 đồng và 61.600 đồng, khớp lần lượt 1,53 triệu và 0,72 triệu đơn vị.

Bật mạnh lên khác đáng kể có LAS 7,3% lên 26.300 đồng, KVC 6,6% lên 8.100 đồng, PVL 8,4% lên 17.900 đồng và cổ phiếu lớn PVI 7,5% lên 51.800 đồng. Trong khi CEO, TNG, HUT, NDN, VGS gần như chỉ xanh nhạt.

Trái lại, APS là cổ phiếu giảm giá đáng chú ý nhất, khi lùi nhanh về mức giá sàn -9,9% xuống 34.600 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau KLF trên sàn với hơn 6,7 triệu đơn vị.

Nhiều cổ phiếu quen thuộc giảm điểm như SHS, PVS, IDC, ART, AMV, TVC, BCC, HHG, PVC, LIG, MBS…

Trên UpCoM, tương tự HNX, khi UpCoM-Index nới đà giảm trong phiên chiều và thu hẹp số điểm đã mất đôi chút khi đóng cửa.

Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,19%), xuống 112,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 83 triệu đơn vị, giá trị 1.811,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 13,86 triệu đơn vị, giá trị 286,8 tỷ đồng.

Sắc đỏ lan rộng hơn ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao, với HHV, BSR, VGT, G36, SBS, OIL, ABB, C4G, NED, EVF đều góp mặt. Trong đó, HHV khớp lệnh cao nhất UpCoM với 13,68 triệu đơn vị, giảm 0,4% xuống 26.500 đồng.

Các cổ phiếu tăng đáng kể có PAS 5% lên 25.400 đồng, TIS 6,8% lên 14.100 đồng, TVN 7,5% lên 17.300 đồng, DVN 7,9% lên 27.200 đồng, BVG 9% lên 7.300 đồng, khớp từ 0,78 triệu đến 4,2 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều quay đầu giảm điểm, với VN30F2112 mất 7,4 điểm (-0,48%), xuống 1.518,5 điểm, khớp lệnh hơn 143.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 29.700 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, phiên này CHPG2111 nổi bật khi khớp lệnh vượt trội so với phần còn lại với hơn 4 triệu đơn vị và tăng tới gần 63% lên 650 đồng/cq.

LẠC NHẠN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement