Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán chiều 8/10: Bluechip kéo VN-Index vượt mốc 1.370 điểm

Chứng khoán

08/10/2021 16:11

Mặc dù thanh khoản chưa được cải thiện và số mã đỏ chiếm ưu thế, nhưng VN-Index vẫn chinh phục thành công mốc 1.370 điểm, kết thúc tuần giao dịch với trọn 5 phiên tăng.

Gác lại những lo ngại về thị trường sẽ quay đầu điều chỉnh sau 4 phiên tăng liên tiếp, sự trở lại của dòng bank đã giúp VN-Index tiếp tục duy trì sắc xanh trong phiên sáng cuối tuần ngày 8/10, dù có phần đuối sức vào cuối phiên.

Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường nhanh chóng củng cố đà tăng điểm và thử thách thành công mốc 1.370 điểm sau chưa đầy 20 phút nhờ diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu bluechip.

Dù gặp chút rung lắc sau đó, nhưng với lực đỡ từ các bluechip, nhất là MSN và FPT, VN-Index đã bứt hẳn qua ngưỡng 1.370 điểm khi chốt phiên, đánh dấu tuần tăng điểm trọn vẹn cả 5 phiên.

Điểm còn lăn tăn trong phiên hôm nay ngoài thanh khoản sụt giảm, đó chính là sự lan tỏa của dòng tiền. Dù Vn-Index tăng khá mạnh, nhưng trên bảng điện tử, số mã giảm lại chiếm ưu thế so với số mã tăng.

Chốt phiên, sàn HOSE có 187 mã tăng và 221 mã giảm, VN-Index tăng 6,74 điểm ( 0,49%), lên 1.372,73 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 632,86 triệu đơn vị, giá trị 17.958,45 tỷ đồng, giảm 8,68% về khối lượng và 9,88% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 29 triệu đơn vị, giá trị 1.080,45 tỷ đồng.

Nhóm VN30 đã có phiên giao dịch khởi sắc khi chỉ còn 6 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu, trong khi đó tới 24 mã tăng. Trong đó, các mã giảm gồm BVH, GVR, POW giảm hơn 1% và PLX, VHM, VRE giảm chưa tới 0,5%.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu FPT đã có phiên giao dịch ấn tượng khi tiếp tục nới rộng biên độ tăng trong phiên chiều và kết phiên tăng 4,9% lên mức 98.900 đồng/CP cùng thanh khoản bùng nổ, lên tới hơn 8,3 triệu đơn vị, tăng gấp gần 5 lần so với khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên giao dịch vừa qua.

Bên cạnh đó, một số mã bluechip khác tăng tốt như SAB tăng 2,6% lên mức 162.700 đồng/CP, PNJ tăng 2,6% lên mức giá cao nhất ngày 99.500 đồng/CP, KDH tăng 2,8% lên 43.550 đồng/CP, MSN tăng 2,7% lên mức 145.500 đồng/CP.

Điểm sáng nhóm ngành thuộc về dòng bank. Dù chưa có sự bứt phá mạnh nhưng việc sắc xanh lan tỏa đã giúp nhà đầu tư kỳ vọng tích cực hơn về triển vọng của nhóm ngành này.

Ở nhóm cổ phiếu bank đã niêm yết, chỉ còn duy nhất MSB giảm nhẹ chỉ 0,2%, còn lại đều khởi sắc. Trong đó, một số mã tăng tốt hơn trong nhóm là TCB, SSB, HDB, SSB cùng tăng hơn 1%, OCB tăng 2,3% lên 24.150 đồng/CP. STB tăng nhẹ 0,8% lên 25.700 đồng/CP nhưng là mã giao dịch tốt nhất nhóm, với gần 9,33 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Trong khi đó, các nhóm ngành dầu khí, chứng khoán, thép cũng không mấy khả quan khi sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế.

Nhóm cổ phiếu bất động sản trở nên phân hóa, trong đó nhiều mã cũng quay đầu điều chỉnh do chịu áp lực bán ra như KBC, DXG, BCG, HDC, ITA, IJC, HBC…

Ở nhóm cổ phiếu phân bón, sau chuỗi ngày dài tăng nóng đã bị chốt lời khá mạnh khi đồng loạt đều quay đầu điều chỉnh với DCM, DPM, BFC, LAS, PMB, PSW, VAF có mức giảm 2-3%.

Trong khi thị trường chung, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang bị bán ra khá mạnh thì họ FLC lại đi ngược xu hướng. Với thông tin sắp phát hành gần 500 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 12.000 tỷ đồng, cổ phiếu FLC đã trở thành tâm điểm của thị trường khi dẫn đầu thanh khoản với hơn 27 triệu đơn vị khớp lệnh và kết phiên tăng 1,3% lên 11.400 đồng/CP.

Các mã khác trong họ như ROS, HAI, AMD cũng đều khởi sắc, trong đó ROS khớp 15,38 triệu đơn vị.

Trái lại, nhà đầu tư họ Louis vẫn nối dài chuỗi ngày buồn khi các mã AGG, BII, VKC, AMG, APG, DDV vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm, trong đó BII giảm sàn, ngoại trừ duy nhất TDH hồi phục sắc xanh.

Trên sàn HNX, thị trường duy trì đà tăng ổn định trong suốt cả phiên chiều.

Đóng cửa, sàn HNX có 81 mã tăng và 133 mã giảm, HNX-Index tăng 1,52 điểm ( 0,41%), lên 371,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 93,67 triệu đơn vị, giá trị 1.836,52 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,66 triệu đơn vị, giá trị 158,33 tỷ đồng.

Cũng như sàn HOSE, các cổ phiếu dầu khí trên HNX cũng không mấy khả quan. Bên cạnh PVC và PVB giảm lần lượt 0,8% và 1,8%, cổ phiếu PVS kết phiên giữ mức giá tham chiếu 28.400 đồng/CP và khớp 6,15 triệu đơn vị.

Trong khi đó, cặp đôi nhà bank là BAB và NVB tích cực hơn với BAB lấy lại mốc tham chiếu, còn NVB tăng 1,5% lên mức giá cao nhất ngày 27.900 đồng/CP.

Cổ phiếu tăng tốt nhất trong rổ HNX30 là L14 tăng 3,8% lên mức 96.700 đồng/CP, tiếp đến là TNG tăng 1,6% lên 31.200 đồng/CP; trong khi đó, NBC và CEO cùng giảm hơn 3,5%, DTD giảm 2,9%, LAS giảm 2,1%...

Ngoài NBC, các cổ phiếu khác trong nhóm than cũng đồng loạt bị bán mạnh với HLC giảm 7%, TVD và TC6 cùng giảm 5,5%, còn MDC, TDN, THT giảm 3-4%.

Về thanh khoản, CEO dẫn đầu với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,3 triệu đơn vị; tiếp theo là PVX và KLF cùng khớp hơn 6,1 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, thị trường không có nhiều biến động và chỉ số UPCoM-Index duy trì đà tăng nhẹ.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,34 điểm ( 0,34%), lên 98,3 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 123,2 triệu đơn vị, giá trị 1.776,81 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,4 triệu đơn vị, giá trị 117,44 tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR vẫn là tâm điểm giao dịch trên UPCoM và là điểm sáng của ngành dầu khí khi tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên chiều. Kết phiên, BSR tăng 2,4% lên mức giá cao nhất ngày 21.200 đồng/CP và khớp hơn 14,09 triệu đơn vị.

Một trong những cổ phiếu đáng chú ý khác là ORS cũng có phiên giao dịch sôi động sau thông tin dự kiến niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 25/10 tới đây. Kết phiên, ORS tăng 1,7% lên mức 29.800 đồng/CP và khớp 6,2 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu nhỏ vẫn duy trì sức nóng với hàng loạt mã DCS, AVF, GTT, NHP, HKP, ATA, HLA… đua nhau tăng trần.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng, với VN30F2110 tăng 19,7 điểm ( 1,4%), lên 1.474,5 điểm, khớp lệnh 113.635 đơn vị, khối lượng mở 41.340 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế hơn, trong đó CHPG2111 dẫn đầu thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt 200.410 đơn vị và kết phiên giảm 3,4% xuống 2.800 đồng/CQ.

Tiếp theo là CSTB2106 khớp 170.410 đơn vị và kết phiên giảm 2,4% xuống 400 đồng/CQ.

T.THÚY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement