Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán chiều 29/9: Vượt qua tin xấu, nhóm xi măng và phân bón bừng sáng

Chứng khoán

29/09/2021 16:36

Diễn biến phân hóa của thị trường khiến VN-Index liên tục lên xuống trong biên độ hẹp quanh vùng giá tham chiếu. Trong đó, điểm sáng thị trường là nhóm cổ phiếu phân bón và xi măng đua nhau tăng trần.

Việc thị trường trụ vững trong phiên sáng khiến tâm lý nhà đầu tư được cải thiện và giúp cho phiên chiều có sự khởi sắc nhất định.

Ngay khi mở cửa, thị trường đã nhanh chóng có được sắc xanh nhưng với diễn biến phân hóa mạnh cùng dòng tiền tham gia khá yếu khiến VN-Index chưa có động lực để bật cao. Chỉ số này đã biến động giằng co nhẹ quanh vùng giá tham chiếu và kết phiên điều chỉnh nhẹ.

Diễn biến của phiên hôm nay được coi là tích cực khi thị trường đón nhận tin xấu gồm GDP quý III giảm sâu so với cùng kỳ, đồng thời thị trường chứng khoán thế giới đêm qua lao dốc do ngại lạm phát trong điều kiện sản xuất đình trệ.

Một phiên giảm điểm mạnh đã không xảy ra, tuy nhiên nhìn vào giao dịch có thể thấy sự thận trọng vẫn còn nguyên vẹn từ phiên ngày hôm qua khi tổng giá trị giao dịch tiếp tục giảm sút xuống mức hơn 17.000 tỷ đồng trên HOSE, mức khá thấp kể từ đầu năm.

Ngoài một số nhóm ngành vật liệu cơ bản đang có sự khởi sắc thì nhóm ngân hàng đang phát ra những cảnh báo nhất định khi đây chính là nhóm níu kéo sự phục hồi của thị trường phiên hôm nay. Đáng chú ý, một số mã ngân hàng như CTG và STB tiếp tục giảm giá thủng mức đáy tháng 7, báo hiệu khả năng giảm giá sâu hơn nữa của nhóm này.

Tương tự là nhóm chứng khoán cũng đang yếu dần.

2 nhóm trụ của thị trường không nhận được lực cầu cần thiết trong những phiên tới sẽ ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số chung.

Về mặt kỹ thuật, phiên hôm nay tạo VN-Index tạo một cây nến rút chân, đóng cửa ở dưới đường trung bình giá 20 ngày (MA20), do khối lượng giao dịch giảm sút nên hầu hết các chỉ báo kỹ thuật khác đều không quá tích cực. Về mặt cơ bản thì kết quả tăng trưởng GDP đã có, câu chuyện của thị trường nằm ở kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp sắp công bố.

Đóng cửa, với 191 mã tăng và 210 mã giảm, VN-Index giảm nhẹ 0,2 điểm (-0,01%) xuống 1.339,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 598,5 triệu đơn vị, giá trị 17.235,72 tỷ đồng, giảm 4% về khối lượng và 6,16% về giá trị so với phiên 28/9. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 39,34 triệu đơn vị, giá trị 2.014,87 tỷ đồng.

Nhóm VN30 là một trong những nhân tố chính khiến thị trường khi có 17 mã giảm và 12 mã tăng. Trong đó, chiều tăng có một số mã tích cực như MSN tăng 3,7% lên mức cao nhất ngày 141.000 đồng/CP, GAS tăng 1,8% lên 96.800 đồng/CP, HPG tăng 1,3% lên 53.300 đồng/CP.

Trái lại, STB là mã giảm mạnh nhất trong rổ khi để mất 2,8% và kết phiên tại mức giá 25.800 đồng/CP, ngoài ra các mã khác như BVH, SSI, VPB, CTG có mức giảm hơn 1%.

Trong đó, dòng bank đang là điểm trừ lớn nhất của thị trường khi phủ kín bởi sắc đỏ. Ngoại trừ SSB đứng giá tham chiếu, còn lại các mã ngân hàng khác trên HOSE đều kết phiên giảm điểm như CTG giảm 1,78%, STB giảm 2,82%, VIB giảm 1,51%, VCB và BID đều giảm hơn 0,2%, VPB giảm 1,2%...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán có sự phân hóa nhưng các mã lớn như SSI, VND, VCI, HCM, SHS đang giao dịch dưới mốc tham chiếu, trong khi các mã tăng tốt là FTS, BMS, APS tăng trên dưới 5%. Đáng chú ý, thành viên nhà Louis là APG đã thoát sắc xanh mắt mèo sau 5 phiên liên tiếp nằm sàn nhưng vẫn giảm khá mạnh 5,7%.

Tương tự, nhóm cổ phiếu thép cũng phân hóa với HSG và POM điều chỉnh nhẹ, trong khi SMC và NKG nhích nhẹ, đáng kể là TLH tăng 3,4% lên mức 21.500 đồng/CP, HPG tăng 1,3% lên 53.300 đồng/CP và vẫn là mã giao dịch sôi động nhất thị trường với gần 24,9 triệu đơn vị được giao dịch thành công.

Nhóm bất động sản vẫn chưa có tín hiệu tích cực khi nhiều mã như VHM, NVL, VRE, PDR, KBC, NLG, DXG… điều chỉnh nhẹ.

Nhóm dầu khí giữ truyền thống là sóng qua rất nhanh, sau phiên hôm qua bứt tốc mạnh mẽ thì phiên hôm nay có sự phân hóa đáng kể khi BSR, PVT, PVD, PVS... đóng cửa trong sắc đỏ, chỉ còn PLX cho tín hiệu khả quan.

Điểm sáng hôm nay là nhóm cổ phiếu phân bón với hàng loạt mã như DCM, BFC, DPM, PMB tăng kịch trần, LAS cũng tăng mạnh 7,1% lên mức 18.200 đồng/CP, VAF tăng 4,3% lên 12.000 đồng/CP… Nhóm phân bón tăng giá nhờ thông tin giá khí và đạm cao nhất trong 9 năm.

Bên cạnh đó, sắc tím cũng nở rộ ở nhóm xi măng với các mã như HT1, BCC, BTS, HOM, HVX, QNC, SCJ, VTV, VCX, ngoài ra SDY tăng 15,4%, TXM tăng 6,6%.

Trên sàn HNX, sau diễn biến rung lắc trong nửa đầu phiên, áp lực bán gia tăng về cuối phiên khiến HNX-Index lùi sâu về dưới mốc tham chiếu.

Đóng cửa, với 103 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index giảm 1,74 điểm (-0,49%) xuống 354,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 105,75 triệu đơn vị, giá trị 2.247,42 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 33,49 triệu đơn vị, giá trị 836,9 tỷ đồng, trong đó EVS thỏa thuận 8,5 triệu đơn vị, giá trị 255 tỷ đồng và NVB thỏa thuận 19,49 triệu đơn vị, giá trị 496,97 tỷ đồng.

Cũng như sàn HOSE, các cổ phiếu ngân hàng trên HNX cũng đồng loạt giảm mạnh hơn trong phiên chiều và đều tìm về vùng giá thấp nhất ngày. Cụ thể, NVB giảm 4,6% xuống 27.000 đồng/Cp, BAB giảm 2,7% xuống 21.900 đồng/CP, SHB giảm 1,5% xuống 26.000 đồng/CP.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí sau tín hiệu tích cực hôm qua cũng đã đồng loạt quay đầu điều chỉnh, trong đó PVS giảm 1,4% xuống 27.900 đồng/CP, PVB giảm 3,1% xuống 15.500 đồng/CP…

Ngoài ra, một số mã khác trong nhóm HNX30 giảm khá mạnh như SHS giảm 2,2% xuống 36.200 đồng/CP, LC giảm 5% xuống 83.600 đồng/CP, BVS giảm 2,1% xuống 32.200 đồng/CP…

Về thanh khoản, cặp đôi SHB và PVS dẫn đầu sàn HNX với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt 12,67 triệu đơn vị và 11,24 triệu đơn vị. Tiếp theo đó là thành viên nhà Louis là BII khớp 8,58 triệu đơn vị và vẫn chưa thoát khỏi đà giảm sàn, kết phiên đứng tại mức giá 16.200 đồng/CP.

Trên UPCoM, đà giảm được thu hẹp về cuối phiên giúp UPCoM-Index tiến sát về mốc tham chiếu.

Đóng cửa, với 177 mã tăng và 81 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,08%) xuống 95,94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 61,88 triệu đơn vị, giá trị 1.134,52 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,08 triệu đơn vị, giá trị 144,17 tỷ đồng.

Cũng như các thành viên khác trong nhóm dầu khí, cổ phiếu BSR đã hạ nhiệt sau phiên giao dịch khởi sắc hôm qua. Kết phiên, BSR đứng tại mốc tham chiếu 19.600 đồng/Cp, nhưng vẫn là mã dẫn đầu thanh khoản thị trường với khối lượng giao dịch vượt trội đạt 10,82 triệu đơn vị. Ngoài ra, OIL cũng kết phiên đứng tại mốc tham chiếu.

Đứng thứ 2 về thanh khoản là cổ phiếu nhỏ VHG khớp gần 3,8 triệu đơn vị và đóng cửa tại mức giá trần 3.600 đồng/CP.

Cũng hòa vào sự khởi sắc của nhóm phân bón, thành viên khác nhà Louis là DDV đã có màn hồi phục tích cực sau 5 phiên giảm sâu. Kết phiên hôm nay, DDV tăng 14,7% lên mức giá trần 27.300 đồng/CP và khớp gần 1,4 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm. Trong đó, VN30F2110 giảm 5,2 điểm (-0,4%) xuống 1.449,2 điểm, khớp lệnh đạt gần 235.950 đơn vị, khối lượng mở hơn 40.870 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế, nhưng CHPG2111 có khối lượng giao dịch cao nhất đạt 180.070 đơn vị, kết phiên tăng 0,4% lên 2.680 đồng/cp.

T.ThÚY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement