Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán chiều 29/11: VIC tăng trần, thị trường tạm quên mối lo Omicron

Chứng khoán

29/11/2021 16:20

Bất chấp sắc đỏ chiếm áp đảo và thị trường điều chỉnh giảm, nhóm cổ phiếu bất động sản đã lội ngược dòng và dậy sóng với hàng loạt mã đua nhau tăng trần, đặc biệt mã lớn VIC cũng đã khoe sắc tím.

Cũng như lần trước, sau cú giảm khá mạnh vào đầu phiên sáng khi nỗi lo về biến thể Nam Phi mới có tên Omicron được phát hiện, tâm lý nhà đầu tư đã nhanh chóng ổn định trở lại, giúp thị trường dần bình phục.

Lực cầu đã gia tăng trong phiên chiều giúp VN-Index mở cửa tiến gần mốc tham chiếu. Tuy nhiên, gánh nặng chính ở nhóm cổ phiếu ngân hàng đã khiến VN-Index chưa thể lấy lại sắc xanh, bất chấp đợt sóng lớn đang có dấu hiệu quay trở lại với nhóm cổ phiếu bất động sản.

Như vậy, nếu trong tuần trước, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán đóng vai trò tích cực tiếp sức cho thị trường chinh phục đỉnh lịch sử mới 1.500 điểm, thì trong phiên hôm nay, sự trở lại của nhóm cổ phiếu bất động sản, cho thấy dường như mạnh đang luân chuyển khá nhịp nhàng trên thị trường.

Trên đồ thị kỹ thuật, VN-Index hôm nay giảm điểm chạm đường MA20 ở khu vực 1.467 điểm đã bật mạnh trở lại, cho thấy lực cầu mua rất tốt, xu hướng tăng điểm được bảo toàn. Nếu không có thêm những thông tin xấu thì thị trường sẽ sớm trở lại khu vực đỉnh cũ 1.510 điểm, trước mắt sẽ là tăng điểm lấp gap được tạo ra trên đồ thị mở cửa phiên thứ Sáu tuần trước và chính phiên hôm nay ở khoảng 1.490-1.500 điểm.

Chứng khoán Việt Nam có lẽ "khá may" khi tin về biến thể mới đến vào chiều thứ Sáu tuần trước và chỉ khiến thị trường giảm điểm nhẹ, không chịu tác động lớn bởi đợt bán tháo tối cuối tuần của chứng khoán thế giới. 2 ngày nghỉ đã giúp nhà đầu tư bình ổn hơn, đặc biệt khi chứng khoán Việt Nam mở cửa thì các chỉ số tương lai của quốc tế hầu hết bật xanh trở lại, khiến phiên giao dịch ngày hôm nay "ôn hòa" ở mức chấp nhận được.

Câu chuyện hiện tại có lẽ nằm theo từng nhóm ngành và từng mã cụ thể, hôm nay một số mã vẫn tăng trần ở thời điểm thị trường giảm điểm mạnh như IDI, ITA,..., ngược lại có những mã đã giảm sàn với dư bán cả triệu cổ phiếu sau chuỗi tăng điểm tính bằng nhiều lần liên tục trong 2 tháng qua.

Đóng cửa, sàn HOSE có 187 mã tăng và 293 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 8,19 điểm (-0,55%) xuống 1.484,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.011,6 triệu đơn vị, giá trị gần 31.518 tỷ đồng, giảm 8,57% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 26/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 27,84 triệu đơn vị, giá trị 1.431,7 tỷ đồng.

Cũng như phiên sáng nay, trong nhóm VN30 chỉ có 4 mã giữ được đà tăng, còn lại đều giảm điểm. Tuy nhiên, đột biến đã diễn ra tại VIC khi lực cầu tiếp tục tăng mạnh trong phiên chiều giúp cổ phiếu nhanh chóng khoe sắc tím, xác nhận phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp của VIC.

Kết phiên hôm nay, VIC đã tăng 6,9% lên mức giá trần 105.300 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 8,74 triệu đơn vị và dư mua trần gần 220.000 đơn vị.

Bên cạnh đó, người anh em cùng họ cũng đóng góp tích cực vào chỉ số chung là VHM ghi nhận mức tăng 1,8% và đóng cửa tại mức giá cao nhất ngày 84.800 đồng/CP, cùng thanh khoản tăng vọt, lên tới gần 11,27 triệu đơn vị. Ngoài ra còn có SSI tăng 3,4% và HDB tăng 0,5%.

Còn lại có tới 26 mã trong rổ này giao dịch trong sắc đỏ với hàng loạt mã như VCB, VJC, PLX, PNJ, MSN, STB, TCB giảm trên dưới 3%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn là điểm nhấn của thị trường khi hàng loạt mã đua nhau tăng trần. Bên cạnh những mã được xác lập từ phiên sáng nay như LCG, ITA, DRH, TLH, FCM, FCN…, trong phiên chiều còn có thêm sự góp mặt của nhiều mã khác như HAG, TNT, HAX, DXG…

Xét về nhóm ngành, dòng bank vẫn là gánh nặng chính của thị trường khi hầu hết đều nới rộng biên độ giảm như VCB giảm 3,71%, TCB giảm 3,15%, BID và VPB cùng giảm hơn 2%, hay nhiều mã khác như VIB, STB, SHB, LPB, OCB có mức giảm trên 3%..., ngoại trừ duy nhất HDB có được sắc xanh nhạt.

Nhóm cổ phiếu thép vẫn phân hóa mạnh với những mã đầu ngành là HPG giảm 1,3%, HSG giảm 2,1%, trong khi TLH tiếp tục xác lập phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp với thanh khoản vượt trội, đạt 8,26 triệu đơn vị và dư mua trần 2,65 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng có diễn biến khởi sắc hơn khi có thêm nhiều mã hồi phục sắc xanh thành công. Đáng kể là mã lớn SSI nới rộng biên độ khi tăng 3,4% và đóng cửa tại vùng giá cao nhất ngày 55.300 đồng/CP, VND tăng 2,4%, HCM cũng nới rộng biên độ khi tăng 1%..., thậm chí VIX đã có màn đảo chiều khá ngoạn mục khi kết phiên tại mức giá trần 35.850 đồng/CP cùng thanh khoản lên tới hơn 18,5 triệu đơn vị khớp lệnh.

Tuy nhiên, điểm sáng thị trường vẫn là nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng khi đà tăng mạnh đang lan rộng trong nhóm ngành này. Bên cạnh bộ đôi đầu ngành là VIC và VHM đều đóng cửa tại mức giá cao nhất ngày, đóng góp lớn vào chỉ số chung của thị trường, thì các mã khác như KBC, DIG, HDG, BCG… đều kết phiên trong sắc xanh.

Đặc biệt, hàng loạt mã trong nhóm ngành này như DXG, LCG, TCD, CII, CRE, CTI, LGL, SCR, C47, VGC, ITA đều đua nhau tăng trần. Trong đó, ITA có thanh khoản khá cao, chỉ đứng sau STB, khi khớp 32,14 triệu đơn vị và dư mua trần 2,32 triệu đơn vị.

Nhóm dược phẩm với những cái tên như DBT, VMD kết phiên đều trong trạng thái trắng bên bán và đứng tại mức giá trần; DBD và DCL đều tăng hơn 4%, DMC tăng 5,1%...

Trên sàn HNX, đà tăng nhẹ được giữ vững trong suốt cả phiên chiều nhờ sự hỗ trợ khá tích cực từ nhóm cổ phiếu bluechip.

Đóng cửa, sàn HNX có 109 mã tăng và 138 mã giảm, HNX-Index tăng 1,96 điểm ( 0,43%) lên 460,58 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 133,96 triệu đơn vị, giá trị 3.713,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 28,97 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.111 tỷ đồng, trong đó đáng kể là SHS thỏa thuận hơn 12 triệu đơn vị, giá trị hơn 588 tỷ đồng.

Nhóm HNX30 có 10 mã tăng và 17 mã giảm, kết phiên chỉ số HNX30-Index tăng 2,44 điểm, chủ yếu nhờ vào đà tăng của các mã trong nhóm bất động sản và xây dựng THD tăng 1,5%, VMC giữ vững mức giá trần 17.400 đồng/CP, CEO tăng 5,9%, LHC tăng 5,5%...

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán phân hóa nhưng cũng như sàn HOSE, các mã lớn có diễn biến tích cực hơn, điển hình như SHS hồi phục khi tăng 0,7% lên 54.600 đồng/CP với thanh khoản lớn, cùng CEO dẫn đầu thị trường, đều đạt 10,7 triệu đơn vị.

Trái lại, cặp đôi cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò là điểm trừ với BAB để mất 3,2% xuống 24.000 đồng/CP, còn NVB giảm 1,7% xuống 29.100 đồng/CP.

Trên UPCoM, thị trường hồi phục và tiến gần mốc tham chiếu.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,24%), xuống 114,34 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 103,27 triệu đơn vị, giá trị 2.243,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,13 triệu đơn vị, giá trị 66,45 tỷ đồng.

Cặp đôi dầu khí vẫn chưa thoát khỏi sự điều chỉnh, trong đó BSR giảm 2,8% xuống 20.700 đồng/CP và khớp gần 14,1 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản UPCoM. Còn OIL giảm 2,5% xuống 15.300 đồng/CP và khớp 1,74 triệu đơn vị.

Trong khi đó, HHV tiếp tục nới rộng biên độ trong phiên chiều khi tăng 6,1% lên 24.300 đồng/CP, cùng thanh khoản tiếp tục sôi động với 13,68 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm, với VN30F2112 giảm 4,8 điểm (-0,3%) xuống 1.551,9 điểm, khớp lệnh có hơn 151.110 đơn vị, khối lượng mở hơn 28.340 đơn vị.

Thị trường chứng quyền sắc đỏ có phần chiếm ưu thế, trong đó, CTCB2112 dẫn đầu thanh khoản với 325.990 đơn vị khớp lệnh, đóng cửa giảm 10,6% xuống 1.690 đồng/CQ.

Tiếp theo đó là CHPG2117 khớp 266.900 đơn vị và kết phiên giảm 5,8% xuống 1.130 đồng/CQ.

T.THUÝ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement