Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán chiều 28/7: Dòng bank lại cứu thua cho VN-Index

Chứng khoán

28/07/2021 16:09

Dòng tiền dè dặt khiến thị trường dao động trong biên độ hẹp với thanh khoản tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, VN-Index đã thoát khỏi phiên giảm điểm trong ngày mừng sinh nhật 21 năm thị trường chứng khoán mở cửa.

Hôm nay là ngày thị trường chứng khoán Việt Nam kỷ niệm 21 năm mở cửa, nhưng diễn biến trên thị trường lại không có chút gì hào hứng.

Dòng tiền dè dặt, trong khi bên nắm giữ cổ phiếu không bán ra khiến giao dịch diễn ra chậm, thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm với giá trị giao dịch chỉ hơn 13.000 tỷ đồng.

Dù thị trường lình xình, nhưng dòng tiền vẫn lưu chuyển qua lại giữa các nhóm cổ phiếu trong thời gian vừa qua, tạo nên những con sóng như nhóm tiêu dùng, bất động sản, dược, cấp thoát nước, hóa chất. Tuy nhiên, những con sóng này đều tan nhanh, nhiều nhà đầu tư không kinh nghiệm khó kiếm lời khi lướt T .

Trong phiên hôm nay, dòng tiền một lần nữa quay lại với nhóm ngân hàng, dù còn dè dặt, nhưng cũng đủ giúp nhiều mã lớn trong nhóm này tăng giá, qua đó giúp VN-Index thoát khỏi phiên giảm điểm trong ngày chào mừng 21 năm ngày giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán, bất chấp số mã giảm chiếm ưu thế trên bảng điện tử.

Chốt phiên, VN-Index gần như không đổi khi tăng nhẹ 0,14 điểm ( 0,01%), lên 1.277,07 điểm với 141 mã tăng và 214 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 406,9 triệu đơn vị, giá trị 13.064,9 tỷ đồng, giảm 28% về khối lượng và 30% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 45 triệu đơn vị, giá trị 1.579,7 tỷ đồng.

Việc thanh khoản thị trường liên tục sụt giảm kể từ đầu tháng 7 khiến nhiều người ngạc nhiên, ngay cả với lãnh đạo HOSE.

Việc hệ thống của HOSE được khắc phục, nâng cấp và đi vào vận hành từ đầu tháng 7, cùng với việc các công ty chứng khoán chốt xong sổ sách bán niên, sẽ bung margin trở lại được kỳ vọng sẽ giúp thanh khoản thị trường cải thiện mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, diễn biến lại hoàn toàn ngược lại khi những phiên giao dịch 25.000 - 30.000 tỷ đồng đã không còn, thay vào đó, chỉ là những phiên trên dưới 15.000 tỷ đồng.

Câu hỏi đặt ra là dòng tiền đã đi đâu? Liệu thanh khoản sụt giảm mạnh xuất phát từ việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tục kể từ đầu năm?

Tại buổi tọa đàm về cơ hội với thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021 theo hình thức trực tuyến do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay, bà Nguyễn Thị Việt Hà, thành viên HĐQT phụ trách HOSE cho biết, tỷ trọng nhà đầu tư trong nước hiện chiếm 83% giá trị giao dịch trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tổng số khoảng 6% (tổ chức trong nước chiếm khoảng 7%), trong khi năm 2019, tỷ trọng của nhà đầu tư nước ngoài là 16% và năm 2020 là 10%.

Điều này cho thấy, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không ảnh hưởng nhiều tới diễn biến chung của thị trường chứng khoán. Trong khi đó, theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Chiến lược Đầu tư Công ty Dragon Capital, thanh khoản 25.000 - 30.000 tỷ đồng không thực chất và mức này khó mà ổn định trong thời gian dài.

“Tôi cho rằng, trên sàn HOSE, với mức thanh khoản 15.000 - 17.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 80% vốn hóa toàn thị trường là mức hợp lý”, ông Tuấn đánh giá.

Trở lại với diễn biến của phiên giao dịch chiều nay, như đã đề cập ở trên, dù còn dè dặt, nhưng dòng tiền hướng lại nhóm ngân hàng giúp nhóm này đồng loạt có sắc xanh, ngoại trừ 5 mã VPB, TCB, STB, EIB và SSB, nhưng mức giảm cũng rất nhẹ, chỉ VPB giảm hơn 1%, còn lại chỉ trên dưới 0,5%.

Trong số các mã tăng, đáng chú ý là “anh cả” VCB với mức tăng 2,1% lên 97.000 đồng, thanh khoản gần 1,5 triệu cổ phiếu và đóng góp gần 2 điểm cho VN-Index, mức lớn nhất. Ngoài ra, CTG tăng 1,2% lên 32.900 đồng, khớp hơn 7,1 triệu đơn vị; BID tăng 0,75% lên 40.500 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị; HDB tăng 1,23% lên 32.900 đồng, VIB tăng 1,51% lên 40.300 đồng, OCB tăng 3,15% lên 29.500 đồng…

Ngoài ra, còn phải kể đến sự hỗ trợ của các trụ khác như VIC tăng 0,86% lên 105.200 đồng, HPG tăng 1,08% lên 46.700 đồng, khớp 21,2 triệu đơn vị…

Nhóm sắt thép ngoài HPG, HSG cũng có giao dịch tích cực khi đóng cửa trong sắc xanh, thanh khoản 12,6 triệu đơn vị, đứng thứ 4 thị trường.

KBC hôm nay sau những chia sẻ đầy tích cực của ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT trong buổi tọa đàm trực tuyến sáng nay do Báo Đầu tư tổ chức, cũng tăng mạnh 3,99% lên 33.900 đồng, khớp hơn 13 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số chính của sàn này gần như chỉ bò ở tham chiếu và đóng cửa gần như không đổi với sắc xanh nhạt giống HNX nhờ các mã ngân hàng như SHB, NVB có được sắc xanh.

Trong đó, SHB tăng 0,4% lên 26.900 đồng, khớp 7,4 triệu đơn vị. NVB tăng mạnh 3,3% lên 19.000 đồng, khớp 3,9 triệu đơn vị.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,25 điểm ( 0,08%), lên 306,25 điểm với 67 mã tăng, trong khi có 112 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 74,8 triệu đơn vị, giá trị 1.880,2 tỷ đồng, giảm 20,8% về khối lượng và 15,3% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 12,5 triệu đơn vị, giá trị 353 tỷ đồng.

Ngoài nhóm ngân hàng, HNX-Index còn nhận được sự hỗ trợ của một số mã khác như THD tăng 0,24% lên 207.400 đồng; VND tăng 0,2% lên 43.600 đồng, khớp 6,2 triệu đơn vị; VCS tăng 0,67% lên 119.700 đồng; IDC tăng 2,37% lên 34.600 đồng…

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, PVS giảm 0,82% xuống 24.100 đồng, khớp 5,3 triệu đơn vị. DXS giảm 3,35% xuống 26.000 đồng, khớp gần 1 triệu đơn vị. Các mã chứng khoán lớn khác trên sàn là SHS và MBS cũng giảm giá.

Trên UPCoM, chỉ số chính của thị trường này chỉ dao động trên tham chiếu suốt phiên hôm nay.

Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,19 điểm ( 0,22%), lên 84,96 điểm với 110 mã tăng và 107 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45,4 triệu đơn vị, giá trị 1.026 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,5 triệu đơn vị, giá trị 322 tỷ đồng.

BSR vẫn là mã hấp dẫn nhất với dòng tiền trên thị trường này khi thanh khoản đạt 11,9 triệu đơn vị, vượt trội so với phần còn lại, đóng cửa tăng 1,6% lên 18.800 đồng. Có thêm 6 mã khác có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị hôm nay, trong đó có 2 mã tăng là PAS, KSH, 2 mã giảm là DDV và VGT; 2 mã đứng giá là 2 mã chứng khoán SBS và AAS.

Trên thị trường phái sinh cũng có sự phân hóa với 2 mã tăng giá và 2 mã giảm giá theo chứng khoán cơ sở. Cụ thể, VN30-Index hôm nay giảm 2,35 điểm (-0,17%), xuống 1.407,5 điểm, trong khi hợp đồng tương lai đáo hạn tháng 8 tăng 2,5 điểm ( 0,18%), lên 1.407,8 điểm, thanh khoản 314.607 hợp đồng, khối lượng mở 38.686 hợp đồng.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế, trong đó giảm mạnh nhất là CVRE2103 do HSC phát hành với mức giảm tới 52,4% xuống 10 đồng, thanh khoản 256.000 đơn vị. Tiếp đến là CTCH2103 do KIS phát hành, giảm 40% xuống 12 đồng, thanh khoản 513.500 đơn vị, cũng là mã có thanh khoản tốt nhất hôm nay. Ở chiều ngược lại, các mã tăng chỉ có mức tăng nhẹ dưới 3%.

T.LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement