Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán chiều 21/7: Hết nhiên liệu

Chứng khoán

21/07/2021 15:57

Sau 3 lần thất bại khi test ngưỡng 1.280 điểm trong phiên sáng, VN-Index đã bị đẩy lùi trở lại xuống dưới tham chiếu trong phiên chiều nay do dòng tiền quá yếu.

Trong phiên sáng, tiếp đà quán tính của phiên bứt tốc chiều qua (20/7), VN-Index tiến lên chinh phục ngưỡng cản gần tiếp theo 1.280 - 1.290 điểm. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng phiên giao dịch báo hiệu xu hướng đảo chiều hôm qua, dòng tiền sẽ nhập cuộc tích cực trở lại hôm nay để kéo VN-Index lên vùng 1.300 điểm. Tuy nhiên, những người giữ tiền lại không nghĩ như vậy, mà cho rằng thị trường chưa tạo đáy, nên vẫn đứng ngoài quan sát, khiến VN-Index 3 lần bị đẩy xuống khi lên test lại ngưỡng 1.280 điểm, thanh khoản vẫn ở mức thấp.

Khi nhận thấy dòng tiền lớn không nhập cuộc, bên nắm giữ hàng thử lực cầu khi hạ giá bán khiến VN-Index bị đẩy xuống dưới tham chiếu. Tuy nhiên, ở các nhịp giảm, lực cầu bắt đáy luôn chực chờ nên VN-Index không giảm sâu và bên bán cũng hãm lực cung trở lại.

Thị trường trong phiên chiều vì vậy giao dịch khá ảm đạm, VN-Index chỉ lình xình dưới tham chiếu. Thanh khoản chỉ đột biến ở trong đợt ATC, nhưng do bên mua chỉ đặt mua giá thấp, nên không đủ sức kéo VN-Index trở lại.

Phiên chiều qua VN-Index được ví như chiếc F1 tăng tốc ở đoạn đường thẳng, thì phiên hôm nay, chiếc F1 này dường như sau khi gặp khúc cua khó đã cạn nhiên liệu nên giảm tốc để vào pit-stop thay lốp và đổ thêm xăng.

Lại thêm một cây nến Doji trên đồ thị ngày được hình thành, nhưng với diễn biến và thanh khoản này, rất khó đoán định thị trường trong các phiên tiếp theo. Thị trường liên tiếp có các phiên với thanh khoản thấp gây chút gì đó khó chịu cho nhà đầu tư, nhưng cơ hội trên thị trường luôn xuất hiện với các nhà đầu tư T nếu nhà đầu tư bám sàn và biết nắm bắt cơ hội.

Chốt phiên, VN-Index giảm 2,50 điểm (-0,20%), xuống 1.270,79 điểm với 188 mã tăng và 171 mã giảm, cùng 64 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt 452 triệu đơn vị, giá trị 16.003 tỷ đồng, giảm 20,5% về khối lượng và 10,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 56,8 triệu đơn vị, giá trị 3.303,6 tỷ đồng.

Đà bán mạnh khiến các nhóm cổ phiếu dẫn dắt yếu dần, nhiều cổ phiếu quay đầu giảm trở lại. Trong nhóm ngân hàng, chỉ còn 5 mã giữ được sắc xanh là LPB tăng 2,4% lên 23.400 đồng, khớp hơn 6 triệu đơn vị; TCB tăng 1,6% lên 50.300 đồng, khớp 18,6 triệu đơn vị; OCB tăng 1,1% lên 27.800 đồng, khớp 3,4 triệu đơn vị; MBB tăng 0,4% lên 28.000 đồng, khớp 12,2 triệu đơn vị; và TPB tăng 0,3% lên 33.100 đồng, khớp gần 5,8 triệu đơn vị.

Các mã còn lại đều giảm, trong đó HDB giảm mạnh nhất mất 3,6% xuống 32.200 đồng, khớp 2,6 triệu đơn vị; VIB cũng quay đầu giảm 2,1% xuống 41.100 đồng, khớp 0,74 triệu đơn vị, có lúc phiên sáng mã này tăng hơn 4% chỉ sau LPB; VCB và CTG cũng giảm 1,2% xuống 99.000 đồng và 32.850 đồng, thanh khoản gần 1,5 triệu đơn vị và gần 10 triệu đơn vị. Các mã STB, BID, ACB, VPB, EIB, SSB giảm nhẹ dưới 1%, trong đó STB có thanh khoản tốt với hơn 14 triệu đơn vị.

Nhóm công ty chứng khoán cũng chỉ còn TVS và FTS tăng giá, còn lại cũng đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, SSI nới rộng đà giảm 2,3% xuống 51.500 đồng, khớp 9,5 triệu đơn vị; VCI giảm 2,8% xuống 49.000 đồng, khớp 3,5 triệu đơn vị; HCM giảm 2,9% xuống 46.100 đồng, khớp 4,1 triệu đơn vị. Ngoài ra, các mã CTS, VDS, APG, AGR, VIX cũng đóng cửa trong sắc đỏ.

Nhóm sắt thép, “anh cả” HPG quay đầu giảm 1,2% xuống 46.750 đồng, khớp 21,3 triệu đơn vị. NKG cũng theo chân giảm 1,4% xuống 31.350 đồng, khớp 3,6 triệu đơn vị. TLH giảm 1,3% xuống 14.700 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị. Chỉ còn HSG duy trì đà tăng 1,1% lên 35.800 đồng, khớp 15,2 triệu đơn vị. POM và SMC đóng cửa ở mức tham chiếu.

Trong khi đó, nhóm Vingroup lại đồng loạt tăng giá, trong đó VIC tăng 0,97% lên 104.000 đồng, khớp gần 2,8 triệu đơn vị; VHM tăng 1,31% lên 108.000 đồng, khớp hơn 3 triệu đơn vị; còn VRE tăng 2,62% lên 27.400 đồng, khớp gần 5,6 triệu đơn vị.

Các mã bluechip còn lại đa số đều giảm, nhưng mức giảm chỉ khiêm tốn, như NVL, MSN, VNM, FPT, MWG cũng điều chỉnh giảm nhẹ trở lại sau phiên hồi phục tốt hôm qua, VJC, BVH… Các mã trên dưới 2% có GAS, PDR, BCM, GVR. Ở chiều ngược lại, chỉ có PLX, SAB và HVN tăng giá.

Trong nhóm cổ phiếu thị trường, FIT hôm nay bất ngờ được săn lùng trong phiên chiều nên leo thăng lên mức trần 14.450 đồng, khớp hơn 7,6 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 1,6 triệu đơn vị.

Đóng cửa với sắc xanh hôm nay có SCR, TTF, HNG, trong khi nhóm FLC đều chìm trong sắc đỏ, cùng với ITA, HAG, DLG, HQC…, trong đó FLC có thanh khoản tốt nhất với hơn 12 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,4% xuống 10.850 đồng.

Sàn HNX có diễn biến tương tự với sàn HOSE khi HNX-Index cũng bị đẩy trở lại ngay khi bước vào phiên chiều, sau nhịp hồi đã bị đẩy xuống dưới tham chiếu, sau đó giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa với sắc đỏ nhạt.

Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,3 điểm (-0,1%), lên 300,8 điểm với 96 mã tăng và 99 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 62,5 triệu đơn vị, giá trị 1.425,4 tỷ đồng, giảm 41% về khối lượng và 42,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3 triệu đơn vị, giá trị 52 tỷ đồng.

Việc HNX-Index yếu đà trong phiên chiều do SHB, PVS quay đầu giảm giá. Trong đó, SHB đóng cửa giảm 1,48% xuống 26.700 đồng, khớp 7,7 triệu đơn vị, PVS giảm 0,44% xuống 22.700 đồng, mức thấp nhất ngày, thanh khoản đạt 5,7 triệu đơn vị.

Ngoài SHB, 2 mã ngân hàng còn lại trên sàn này là BAB và NVB cũng giảm giá, nhưng mức giảm không lớn, dưới 1%.

Nhóm chứng khoán cũng đồng loạt quay đầu, với VND về tham chiếu 41.400 đồng, khớp 5,9 triệu đơn vị. SHS giảm 0,51% xuống 39.400 đồng, khớp gần 3,3 triệu đơn vị. MBS giảm 0,69% xuống 28.700 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị. ART giảm 1,2% xuống 8.500 đồng, khớp 2,46 triệu đơn vị…

Trong khi đó, dù cũng bị đẩy mạnh xuống sát tham chiếu khi bước vào phiên chiều, nhưng UPCoM đã bật lại thành công, giữ được sắc xanh khi đóng cửa phiên, dù mức tăng không bằng phiên sáng.

Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,61 điểm ( 0,72%), lên 84,3 điểm với 188 mã tăng và 80 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 37,3 triệu đơn vị, giá trị 760 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,3 triệu đơn vị, giá trị 91,7 tỷ đồng.

Điểm đáng chú ý, trong khi nhóm ngân hàng trên 2 sàn niêm yết quay đầu giảm, thì các mã ngân hàng trên UPCoM lại có đà tăng rất tốt, nhất là tân binh VAB tiếp tục tăng trần lên 20.800 đồng, thanh khoản gần 2 triệu đơn vị, chỉ đứng sau BSR. Ngoài ra, VBB tăng 3,9% lên 15.900 đồng, nhưng thanh khoản rất thấp; BVB tăng 3,5% lên 17.600 đồng, thanh khoản 1,28 triệu đơn vị; NAB tăng 2,8% lên 18.500 đồng, khớp hơn 158.000 đơn vị; ABB tăng 2,1% lên 19.200 đồng, khớp 1,26 triệu đơn vị; PGB tăng 1,6% lên 18.600 đồng, thanh khoản thấp; SGB tăng 1,2% lên 16.500 đồng, KLB tăng 0,9% lên 21.300 đồng.

Ngoài nhóm ngân hàng, nhóm chứng khoán trên thị trường UPCoM cũng duy trì sắc xanh tốt như SBS, ORS, AAS.

Ngoài ra, nhiều mã lớn trên thị trường UPCoM cũng duy trì đà tăng tốt, như BSR tăng 2,4% lên 16.800 đồng, thanh khoản 5,27 triệu đơn vị. CTR tăng 4,0% lên 77.400 đồng, khớp hơn 1,6 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự hỗ trợ đắc lực của VEA, PGV, OIL, QNS, TID, trong khi MML, MCH, ACV, SBH, PBC và DVN lại có tác động ngược lại, nhưng mức giảm cũng khá khiêm tốn.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm theo chứng khoán cơ sở. Trong đó, hợp đồng đáo hạn tháng 8 giảm 0,21% xuống 1.402 điểm với thanh khoản 266.094 hợp đồng, khối lượng mở 32.361 hợp đồng. Chốt phiên hôm nay, VN30-Index giảm 0,32% xuống 1.406,54 điểm với 9 mã tăng, trong khi có tới 21 mã giảm.

Trên thị trường chứng quyền, số mã tăng, giảm khá cân bằng, trong đó 3 mã tăng mạnh nhất đều là chứng quyền của VRE. Trong đó, mã tăng mạnh nhất là CVRE2013 do SSI phát hành tăng 42,9% lên 80 đồng, thanh khoản 332.100 đơn vị, đây cũng là mã có thanh khoản tốt nhất hôm nay. Tiếp đến là CVRE2103 do HSC phát hành, tăng 23,3% lên 370 đồng, thanh khoản 177.300 đơn vị; CVRE2104 do MBS phát hành, tăng 17,6% lên 40 đồng, thanh khoản 124.500 đơn vị. Ở chiều ngược lại, CVNM2101 do KIS phát hành là mã giảm mạnh nhất, mất 12,6% xuống 830 đồng, thanh khoản 134.000 đơn vị.

T.LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement