Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán chiều 21/2: Thanh khoản cải thiện, VN-Index tiếp tục tiến bước

Chứng khoán

21/02/2022 16:20

Dòng tiền nhập cuộc sôi động hơn đã dẫn dắt đà tăng cho thị trường. Đáng chú ý, trong khi dòng bank giao dịch phân hóa thì các nhóm như bất động sản, chứng khoán, dược đua nhau khởi sắc và là điểm nhấn của thị trường.

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường đã biến động khá rung lắc. Chỉ số VN-Index xoay quanh vùng giá tham chiếu với biên độ không quá lớn. Mặc dù không nhận được sự hậu thuẫn của nhóm cổ phiếu ngân hàng nhưng với dòng tiền tiếp tục gia tăng cùng giao dịch khởi sắc ở các nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản vừa và nhỏ, dược phẩm…, thị trường đã tạm dừng phiên sáng nay trong sắc xanh.

Về cơ bản, VN-Index vẫn đang ngang bằng ở mốc hỗ trợ ngắn MA10 và tiếp tục ghi nhận sự phục hồi trở lại từ vùng này. Xu hướng tăng giá của chỉ số ngắn hạn vẫn đang dần dần mạnh mẽ trở lại và sẽ hoàn toàn xác nhận nếu chỉ số vượt qua vùng 1.510 điểm.

Bước vào phiên giao dịch chiều, lực cầu dâng cao đã giúp VN-Index dễ dàng vượt mốc 1.510 điểm ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, lực bán gia tăng khiến nhiều mã trên thị trường không giữ được phong độ và chỉ số VN-Index dần thu hẹp biên độ.

Mặc dù chưa thể bứt mạnh qua vùng 1.510 điểm nhưng với diễn biến tăng giá của thị trường cùng thanh khoản cải thiện với giá trị giao dịch trên sàn HOSE vượt xa 22.000 tỷ đồng, giúp nhà đầu tư kỳ vọng thị trường vẫn trong xu hướng tăng giá.

Đóng cửa, sàn HOSE có 286 mã tăng và 150 mã giảm, VN-Index tăng 6 điểm ( 0,4%) lên 1.510,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 615,8 triệu đơn vị, giá trị 19.463,1 tỷ đồng, tăng 28,6% về khối lượng và 20,34% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 18/2. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 54,23 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.416 tỷ đồng.

Nhóm VN30 phân hóa với 15 mã tăng và 11 mã giảm. Trong đó, GVR là mã tăng tốt nhất với biên độ 3% và đóng góp tích cực nhất vào chỉ số chung của thị trường vẫn là VIC khi kết phiên tăng 1,7% lên mức 83.600 đồng/CP.

Trái lại, VJC là mã giảm sâu nhất trong nhóm này khi để mất 2% và kết phiên đứng tại mức giá thấp nhất ngày 146.000 đồng/CP; ngoài ra MSN giảm 1,8%, GAS giảm 1%.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ dù có nhiều mã hạ nhiệt cuối phiên nhưng đây vẫn là điểm nhấn thị trường với hàng loạt mã như LDG, CII, HAR, HHS, DLG… vẫn kết phiên trong sắc tím.

Họ FLC tiếp tục nới rộng biên độ tăng với ROS tăng 6,2% lên mức giá cao nhất ngày 8.800 đồng/CP, AMD tăng 3,1%, HAI tăng 2%, cổ phiếu FLC tăng 3,1% lên mức 13.100 đồng/CP và vẫn giữ vị trí dẫn đầu thanh khoản trên thị trường, đạt hơn 28,74 triệu đơn vị.

Nhóm Louis gồm AGM, BII, TGG, VKC, SMT vẫn giữ vững đà tăng trần và đều trong trạng thái dư mua trần.

Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch phân hóa với TCB, CTG, VIB, STB, EIB giảm nhẹ, trong khi VCB, BID, ACB, TPB, HDB, OCB, SSB cũng chỉ tăng trên dưới 1%; còn VPB, MBB, SHB, MSB đứng giá tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu thép vẫn khá yếu với các mã đầu ngành như HPG, HSG, NKG giảm trên dưới 1%; còn TLH, POM, SMC giằng co nhẹ quanh mốc tham chiếu.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán được phủ kín bởi sắc xanh ngoại trừ TVS và PHS đứng giá tham chiếu. Trong đó, SSI tăng 1,8%, HCM tăng 1,9%, VND tăng 42%, VCI tăng 3,3%, FTS tăng 6,1%, BSI tăng 1,4%, AGR tăng 3,6%, VIX tăng 2,5%...

Nhóm cổ phiếu dược phẩm vẫn tăng khá tốt với DHG tăng 5,65%; DBT, AMV, DMC đều tăng hơn 3%; JVC tăng 5%, TNH tăng 1,7%...

Nhóm cổ phiếu bất động sản với điểm nhấn vẫn thuộc về top vừa và nhỏ. Bên cạnh CII, HDC, LDG, NBB, NHA, VRC, HAR… tăng kịch trần; HDG tăng hơn 4%; DIG tăng 3,83%; VGC, DXG, SCR, FLC, ROS, KHG, IJC… đều khởi sắc.

Trên sàn HNX, dù có chút hạ nhiệt cuối phiên nhưng với dòng tiền sôi động cùng sự hỗ trợ tích cực của nhóm HNX30, chỉ số HNX-Index vẫn giữ mốc 440 điểm.

Đóng cửa, sàn HNX có 157 mã tăng và 74 mã giảm, HNX-Index tăng 5,38 điểm ( 1,23%), lên 440,99 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 97,36 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.700 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,84 triệu đơn vị, giá trị 163,11 tỷ đồng.

Nhóm HNX30 chỉ còn 8 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu, trong đó LHC giảm sâu nhất khi để mất 2,9% xuống mức giá thấp nhất ngày 145.000 đồng/CP; các mã IDV, NBC, LAS, VC3, NTP, SLS, L14 giảm nhẹ trên dưới 0,5%.

Trái lại, có 19 mã trong nhóm này kết phiên giữ đà tăng. Cụ thể, NDN tăng tốt nhất với biên độ 9,3% và kết phiên sát giá trần 18.800 đồng/CP; tiếp theo là HUT tăng 7,3%, PVB tăng 4,9%, MBS tăng 4,5%, NRC tăng 4,1%...

Các cổ phiếu đóng góp tích cực cho chỉ số chung như SHS tăng 3,1%, CEO tăng 2,9%, IDC tăng 2,5%, NVB tăng 1,3%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, KLF vẫn giữ mức tăng 1,6% và kết phiên đứng tại 6.400 đồng/CP với khối lượng giao dịch lớn nhất trên sàn HNX, đạt 7,96 triệu đơn vị.

Các mã tăng tốt khác như ART tăng 4,6% lên 11.300 đồng/CP và khớp 4,3 triệu đơn vị, HUT tăng 7,3% lên 24.900 đồng/CP và khớp 3,37 triệu đơn vị; IDJ và APS cùng tăng hơn 6,5% và khớp 2,6 triệu đơn vị, PVL tăng 7,4% lên 14.500 đồng/CP và khớp hơn 2 triệu đơn vị…

Trên UPCoM, thị trường tăng ổn định trong suốt cả phiên chiều.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,94 điểm ( 0,84%), lên 113,67 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 80,85 triệu đơn vị, giá trị 1.598,63 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,7 triệu đơn vị, giá trị 104,45 tỷ đồng.

Tâm điểm đáng chú ý là DDV. Bên cạnh thanh khoản tăng vọt với hơn 2,33 triệu đơn vị khớp lệnh, cổ phiếu DDV còn nới rộng biên độ tăng giá và dễ dàng chạm mức giá trần sau thời gian ngắn mở cửa của phiên chiều. Đóng cửa, DDV tăng 14,5% lên mức giá trần 22.100 đồng/CP, dư mua trần gần 0,64 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ khác cũng giao dịch ấn tượng như SBS tăng 8,1% lên mức 14.700 đồng/CP với thanh khoản vượt trội, đạt hơn 15,5 triệu đơn vị, VHG tăng 9,7% lên 10.200 đồng/CP và khớp 9,22 triệu đơn vị, C4G tăng 2,3% lên 22.200 đồng/CP và khớp 4,13 triệu đơn vị, G36 tăng 4,1%, AAS tăng 6,4% và đều khớp hơn 1 triệu đơn vị…

Ở nhóm cổ phiếu lớn, đáng chú ý như MSR tăng 5,5% lên 26.800 đồng/CP, MML tăng 8,9% lên 79.500 đồng/CP…

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng, với VN30F2203 đáo hạn gần nhất ngày 17/3/2022 tăng 5 điểm ( 0,3%) lên 1.530 điểm, khớp gần 103.300 đơn vị, khối lượng mở hơn 19.510 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, giao dịch khá phân hóa, trong đó, CFPT2110 dẫn đầu thanh khoản với 182.000 đơn vị khớp lệnh, kết phiên đứng tại mốc tham chiếu 40 đồng/CQ.

Tiếp theo là CVPB2108 khớp 174.170 đơn vị và kết phiên đứng giá tham chiếu 700 đồng/CQ.

T.THÚY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement