Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán chiều 2/8: Phiên tăng điểm nhẹ và... đẹp

Chứng khoán

02/08/2021 15:55

Phiên chiều nay (2/8) thì trường đã có cú lao dốc khá bất ngờ về sát ngưỡng tham chiếu trước khi bật tăng nhẹ trở lại phiên ATC. Nhịp điều chỉnh trong phiên này là cần thiết để đảm bảo nhịp tăng vẫn được duy trì sau chuỗi tăng điểm liên tiếp trong tuần trước của VN-Index từ vùng 1.250 điểm.

Thị trường mở đầu phiên chiều với đà tăng điểm được nối tiếp từ phiên sáng, tuy nhiên khi VN-Index găp ngưỡng kháng cự 1.320 điểm đã bật giảm trở lại với tốc độ khá nhanh. Trong kịch bản giảm điểm thì chỉ số sẽ test lại ngưỡng hỗ trợ 1.300 điểm mới được thiết lập trong phiên cuối tuần trước, nhưng lực cầu mạnh mẽ khiến chỉ số không giảm quá sâu và thực hiện nhịp điều chỉnh ngay trong phiên.

Chốt phiên VN-Index tăng nhẹ 4,17 điểm và đứng ở mốc 1.314,22 điểm. Về mặt chỉ số thì phiên giao dịch khá đẹp khi VN-Index biến động trong vùng 1.300-1.320 điểm, củng cố xu hướng tăng sau phiên "bùng nổ theo đà" tạo ra cuối tuần trước. Về mặt kỹ thuật, VN-Index vẫn duy trì được điểm số trên đường trung bình 20 ngày (MA20), bám sát dải dưới của mây ichimoku, đường RSI tiếp tục hướng lên và đường MACD đã cắt hướng lên trên,...

Điểm tích cực nhất cần nhắc tới là thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức tốt với gần 20.000 tỷ đồng giao dịch trên sàn HOSE, xấp xỉ bằng phiên hôm qua. Giá trị giao dịch cao trong nhịp phục hồi của thị trường là tín hiệu tốt cho thấy lực cầu khá vững khi sự tự tin chưa hoàn toàn được củng cố.

Dòng tiền mua tích cực khiến dòng tiền lan tỏa giúp số mã tăng chiếm áp đảo so với mã giảm, tuy nhiên ngoại trừ môt số nhóm ngành như chứng khoán, bán lẻ, hóa chất,... có sự tăng khá đồng đều của các mã thì hầu hết đều có sự phân hóa.

Trong nhóm luôn nhận được sự chú ý là nhóm ngân hàng, phiên hôm nay lại có sự đảo vai, nếu như phiên trước STB, CTG, ACB, TCB,... có mức bật tăng mạnh thì phiên hôm nay đã chững lại giảm điểm. Ngược lại BID, HDB lại có mức tăng tốt, đáng chú ý là BID tăng tới 3,53% với khối lượng tăng vọt, tạo nên một phiên "bùng nổ theo đà" của riêng cổ phiếu này khi đường giá đã cắt lên trên MA20.

Tương tự là khối vật liệu cơ bản cũng có sự phân hóa, 2 cổ phiếu đầu tàu là HPG và HSG diễn biến ngược chiều nhau,...

Diễn biến phiên hôm nay là sự khởi đầu khá đẹp cho tuần giao dịch mới, VN-Index tỏ ra chắc chắn ở vùng biến động mới cao hơn là 1.300-1.320 điểm, tích lũy cho cú bật về vùng 1.350-1.370 điểm. Đồng thời các cổ phiếu có biến động luôn phiên, đặc biệt trong nhóm mã dẫn dắt, cổ phiếu tăng nóng đã có nhịp điều chỉnh và cổ phiếu tăng chậm thì bứt phá lên.

Có chăng chỉ có một ngoại lệ là Masan, cổ phiếu MSN vẫn đang trong quá trình dò đỉnh, chưa ai biết MSN sẽ lên đến độ cao nào trong thời gian tới. Dù sao, sự vững chắc của MSN cũng góp phần lớn vào việc đảm bảo cho VN-Index duy trì nhịp tăng trước khi tìm ra những dòng thực sự dẫn dắt thị trường có nhịp tăng dài hơn thời gian tới.

Chốt phiên, sàn HOSE có 209 mã tăng và 167 mã giảm, VN-Index tăng 4,17 điểm ( 0,32%), lên 1.314,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 614,53 triệu đơn vị, giá trị 19.791,66 tỷ đồng, giảm 4,58% về khối lượng và 9,04% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 30/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 27,77 triệu đơn vị, giá trị 1.461,16 tỷ đồng.

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoài bộ 3 gồm BID, HDB và OCB vẫn duy trì đà tăng với BID tăng tốt nhất 3,5%, còn lại đều nới rộng biên độ giảm. Nếu trong phiên sáng hầu hết chỉ giảm nhẹ chưa tới 1% thì sang phiên chiều phần lớn đều ghi nhận mức giảm hơn 1% như CTG -1,9%, ACB -1,7%, STB -2%, TPB -1,6%, VCB và VPB cùng giảm 1%...

Bên cạnh đó, một số mã bluechip khác cũng kết phiên trong sắc đỏ như VHM, VRE, GVR, HPG, KDH, PNJ… Trong đó, cổ phiếu mới được thêm vào rổ VN30 là SAB giảm mạnh nhất -2,5% xuống vùng giá thấp nhất ngày 155.100 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, một số mã lớn báo kết quả kinh doanh quý II/2021 và lũy kế 6 tháng khả quan đều ghi nhận mức tăng tốt như GAS 4,4% lên mức 93.500 đồng/CP, MWG 3,5% lên 169.900 đồng/CP, MSN 1,5% lên 136.200 đồng/CP. Ngoài ra, một số mã khác trong nhóm như BVH, FPT, NVL, PDR, VJC, VNM, SSI cũng đóng cửa tăng nhẹ trên dưới 1%.

Áp lực bán gia tăng không chỉ khiến các mã bluechip hạ nhiệt hoặc quay đầu điều chỉnh, nhiều mã vừa và nhỏ như FLC, HNG, FIT, ITA… cũng để mất sắc xanh.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu hóa chất và phân bón duy trì đà tăng tốt, trong đó BFC và TSC vẫn trong trạng thái trắng bên bán, DPM 4,1% lên 26.600 đồng/CP, DCM 2% lên 20.600 đồng/CP…

Đặc biệt là các cổ phiếu nhóm vận tải biển với các mã HAH, STG, VOS đua nhau tăng trần, TCL 4,8% lên mức 35.800 đồng/CP, GMD 2,6% lên 27.300 đồng/CP…

Về thanh khoản, các cổ phiếu ngân hàng vẫn là tâm điểm của thị trường với STB dẫn đầu ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 26,5 triệu đơn vị; tiếp theo là CTG khớp 25,1 triệu đơn vị; TCB khớp hơn 14 triệu đơn vị, MBB khớp 12,64 triệu đơn vị.

Tương tự, trên sàn HNX, áp lực bán gia tăng mạnh về cuối phiên cũng khiến thị trường thoái lui và may mắn giữ được sắc xanh nhạt.

Đóng cửa, sàn HNX có 92 mã tăng và 91 mã giảm, HNX-Index tăng nhẹ 0,08 điểm ( 0,03%), lên 314,93 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 102,57 triệu đơn vị, giá trị gần 2.442 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,03 triệu đơn vị, giá trị 160 tỷ đồng.

Trong khi NVB vẫn giữ vững sắc tím khi tăng 9,8% lên mức 24.700 đồng/CP với khối lượng khớp hơn 5,8 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 0,85 triệu đơn vị, thì SHB nới rộng đà giảm khi kết phiên -1,8% xuống mức giá thấp nhất ngày 27.300 đồng/CP, nhưng vẫn là mã giao dịch sôi động nhất sàn HNX, đạt 10,37 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, nhiều mã lớn khác cũng quay đầu điều chỉnh đã tác động không mấy tích cực lên thị trường như VND, SHS, PAN, IDC, BVS… giảm trên dưới 1%%.

Ở nhóm phân bón, cổ phiếu LAS vẫn giữ vững vùng đỉnh 15.500 đồng/CP khi tăng 6,2% với thanh khoản sôi động, đứng ở vị trí thứ 6 trên sàn HNX, đạt 4,23 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, mặc dù áp lực bán gia tăng khiến UPCoM-Index có thời điểm bị đẩy về sát mốc tham chiếu nhưng sau đó thị trường đã bật ngược đi lên về cuối phiên.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,42 điểm ( 0,48%), lên 87,35 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 57,27 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.193 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 0,85 triệu đơn vị, giá trị 15,26 tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR giao dịch vượt trội với khối lượng giao dịch đạt 14,55 triệu đơn vị và kết phiên hồi nhẹ khi 0,5% lên mức 19.200 đồng/CP.

Đứng ở vị trí thứ 2 là VGT khớp 3,88 triệu đơn vị và kết phiên tăng 3,6% lên mức 17.100 đồng/CP.

Cổ phiếu thuộc nhóm phân bón DDV vẫn giữ đà tăng tốt 5,6%, kết phiên đứng tại mức giá 15.000 đồng/CP với khối lượng giao dịch sôi động, đạt 3,64 triệu đơn vị.

Dòng bank trên UPCoM cũng có sự phân hóa với SGB, ABB, BVB, VAB, NAB khởi sắc, trong khi PGB, KLB điều chỉnh.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai đóng cửa đều tăng, với VN30F2108 tăng 2,9 điểm, tương đương 0,2% lên 1.447,9 điểm, khớp lệnh hơn 215.990 đơn vị, khối lượng mở gần 42.680 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sự phân hóa mạnh mẽ và giao dịch mạnh tại 2 mã, đó là CVHM2104 giảm 9,3% xuống 1.070 đồng/CQ với khối lượng khớp 62.860 đơn vị và CHPG2107 giảm 12,8% xuống 1.560 đồng/CQ với khối lượng khớp 58.190 đơn vị.

T.THÚY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement