Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giải mã thị trường bất động sản Long An: Kéo dân về ở như thế nào? (bài 3)

Long An với những lợi thế về vị trí và điều kiện tự nhiên từ lâu đã được xem là địa phương vệ tinh có thể đón đầu xu thế giãn dân và thu hút đầu tư bất động sản công nghiệp nhằm giảm áp lực cho TP.HCM.
news

Long An bứt phá như thế nào?

Trong những năm gần đây, Long An có nhiều bứt phá và đóng góp cho cả nước. Trước khi đại dịch bùng phát, Long An liên tục tăng trưởng và có những chỉ số ấn tượng: Tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt tới 10,36% năm 2018, và được xếp vào nhóm các tỉnh hàng đầu cả nước. Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch, nhưng Long An vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, lên tới 5,91% theo báo cáo của tỉnh.

Với những chỉ số tích cực vượt xa mong đợi và đà tăng trưởng hồi phục sau dịch được dự đoán ổn định trong những năm tới, Long An tiếp tục thu hút sự quan tâm cao từ những nhà đầu tư và làn sóng FDI không ngừng chảy về tỉnh.

bat-dong-san-cong-nghiep-1-.jpg
Bất động sản Công nghiệp là một trong những mũi nhọn tỉnh Long An.

Ông Neil Macgregor, Giám Đốc điều hành Savills Việt Nam nhận định: “Trong cùng khu vực Đông Nam bộ, Bình Dương là tỉnh được săn đón trong suốt hai thập kỷ vừa qua, thì giờ đây, nguồn cung quỹ đất tại đây đang ngày một khan hiếm với mặt bằng giá tăng cao.

Điều này đã mở ra cơ hội cho Long An vươn lên như một điểm đến hấp dẫn mới khi nơi đây hội tủ đủ những điều kiện thuận lợi để thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là bất động sản công nghiệp.”

Cũng theo ông Neil MacGregor, việc Long An nằm trong nhóm những tỉnh thành có tốc độ phát triển hàng đầu Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh, vùng và cả nước. Hiện tại, tỉnh đã thành công thu hút đến 1.079 dự án FDI với vốn đăng kí lên tới 6,6 tỷ USD và có tới 588 dự án đã được thực hiện với tổng vốn 3,624 tỷ USD.

Với dòng vốn FDI ngày càng tăng được rót vào tỉnh, Long An đã và đang cải thiện đáng kể về mặt kinh tế cũng như đời sống người dân thông qua việc cung cấp hàng ngàn việc làm chất lượng để người dân có thể phát triển ổn định tại địa phương và góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp của toàn tỉnh.

Long An được đánh giá là một tỉnh thành sở hữu một nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, giúp tạo ra những đột phá về kinh tế và xã hội.

Có thể kể đến như mạng lưới sông ngòi dày đặc liên kết từ các hệ thống sông lớn, nguồn nước ngầm dồi dào lên tới 4,5 triệu m3/ngày và đêm, nguồn nguyên liệu tự nhiên đa dạng cho hoạt động khai thác sản xuất, diện tích đất dồi dào, chi phí nhân công rẻ...

Ông Neil Macgregor, Giám Đốc điều hành Savills Việt Nam

Ngoài ra, việc thu hút nhiều doanh nghiệp và vốn đầu tư cho Long An còn góp phần tích cực đến sự phát triển của cả nước khi đóng góp vào ngân sách nhà nước 16,99 tỉ, tương đương với 101,3% dự đoán ban đầu của Chính phủ vào năm 2020.

Dự đoán về tương lai gần của Long An, ông Neil Macgregor chia sẻ, với việc định hướng phát triển vùng trọng điểm kinh tế ở các tỉnh phía nam, và sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương này sẽ hưởng được nhiều lợi ích và tiếp tục đà phát triển đáng ngưỡng mộ như đã chứng kiến trong những năm gần đây".

Ngoài ra, Long An sẽ là một điểm đến rất đáng quan tâm về bất động sản công nghiệp, đặc biệt là với nhóm doanh nghiệp sản xuất thiên về công nghệ sinh học, thực phẩm, nông nghiệp và logistics hậu cần kho bãi, khi việc đầu tư vào tỉnh mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện.

Long An cũng sở hữu vị trí chiến lược ngay giữa TP.HCM và các tỉnh thành còn lại của Đồng Bằng Sông Cửu Long, thêm vào đó là tiến độ hoàn thiện của các cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực như đường cao tốc Trung Lương và đường Vành Đai 3, các doanh nghiệp đầu tư sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu phong phú của ĐBSCL và quốc tế thông qua các cảng trong khu vực, cũng như thị trường đa dạng tại vùng TP.HCM với chi phí thấp hơn.

Bất động sản công nghiệp sẽ lên ngôi?

Với khả năng trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp lớn nhất khu vực phía Nam trong vòng 3-5 năm tới, hiện đang có nhiều doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Long An. Điều này sẽ khiến thị trường bất động sản công nghiệp phát triển mạnh.

Theo ghi nhận, toàn tỉnh Long An đang có 35 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, trong đó 16 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích quy hoạch gần 3.800ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 88,4%, thu hút hàng trăm nghìn lao động, vốn đầu tư đạt trên 4,7 tỷ USD.

Theo ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, dự kiến trong năm 2021, Long An sẽ có thêm khoảng 1.500 ha đất sạch trong các khu công nghiệp để đón đầu làn sóng FDI đang đổ vào Việt Nam.

1454_cn1.jpg
Long An cần đẩy mạnh đầu tư hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng để phát huy hết tiềm năng vốn có.

Mặt khác, giai đoạn 2021-2025, Long An dự kiến sẽ đầu tư xây dựng 8 công trình giao thông với tổng số vốn hơn 13.000 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều công trình lớn, giữ vị trí quan trọng trong việc tạo sự kết nối từ các khu, cụm công nghiệp đến TP.HCM, cảng quốc tế Long An như đường Tân Tập - Long Hậu, Lương Hòa - Bình Chánh, trục động lực Đức Hòa, đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước...

Việc đầu tư mở rộng hạ tầng sẽ tạo ra vùng liên kết vệ tinh lớn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng là những công trình được kỳ vọng không chỉ cho Long An mà còn cho cả khu vực Tây Nam bộ về phát triển kinh tế dịch vụ, từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

Với việc phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, mặt bằng giá còn thấp, và vị trí chiến lược kết nối TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long, Long An đang đón nhận sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của toàn tỉnh và cả khu vực.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Long An sẽ là một điểm đến rất đáng quan tâm về bất động sản công nghiệp, đặc biệt là với nhóm doanh nghiệp sản xuất thiên về công nghệ sinh học, thực phẩm, nông nghiệp, logistics hậu cần kho bãi, khi việc đầu tư vào Long An mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của DKRA thì tất cả các khu vực giáp ranh TP.HCM đều có ưu điểm về phát triển bất động sản công nghiệp vì trong tương lai tất cả các loại hình công nghiệp đều sẽ chuyển ra vùng ngoại thành và các vùng lân cận.

TP.HCM chỉ tập trung phát triển công nghệ cao thì đó là xu hướng của tương lai. Nên không riêng Long An mà bất kỳ khu vực khác giáp ranh với TP.HCM đều có chung cơ hội cạnh tranh với nhau về bất động sản công nghiệp.

Dự báo, trong 3-5 năm nữa phân khúc nhà ở giá rẻ tại Long An sẽ sôi động và bùng nổ.

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của DKRA

Ông Nguyễn Hoàng cho biết thêm, hiện tại phân khúc đất nền và nhà ở gắn liền với đất tại khu vực Long An sẽ là sản phẩm nhiều sự lựa chọn hơn so với những phân khúc khác vì nhiều người có xu hướng về Long An ở. Lực lượng công nhân lao động thu nhập trung bình tại khu vực này khá đông nên nhu cầu về nhà ở vừa túi tiền sẽ sẽ lên ngôi.

Long An không thể cạnh tranh với Bình Dương, Đồng Nai về bất động sản công nghiệp hay những phân khúc căn hộ hạng B hoặc hạng sang. Vì thế Long An nên đánh vào phân khúc căn hộ giá rẻ, nhà ở vừa túi tiền dành cho lực lượng công nhân, những người có nhu cầu nhà ở rất lớn mà TP.HCM và Bình Dương không thể đáp ứng được.

Chung quan điểm này, ông TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao bộ phận đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, Long An không nên chạy đua với Bình Dương hay Đồng Nai về bất động sản công nghiệp mà cần phải tập trung vào thế mạnh của mình là vị trí liên kết vùng giữa TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long.

Do đó, địa phương này phải xác định sẽ lựa chọn quy hoạch sẽ trở thành phố công nghiệp, dịch vụ hay logistics để có những chính sách phù hợp.

Bài toán thu hút dân về ở

Bên cạnh lợi thế về quỹ đất, các doanh nghiệp đầu tư tại Long An cũng phải đối diện với không ít thách thức.

Theo ông Nguyễn Thiềm, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch TP.HCM, thách thức đầu tiên mà các nhà đầu tư phải đối mặt là điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An còn nhiều hạn chế để phát triển bất động sản: khu vực Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức có nền đất thấp, nhiều sông rạch. Yếu tố này có thể tạo ra không gian đẹp nhưng trong đầu tư thì phải san lấp nên giá thành cao. Chưa kể, khu vực này địa chất công trình yếu, nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn và phèn.

tien-do-long-phu-villa-ngay-4-7-2019-1-(1).jpeg
Dự án mọc lên nhưng bài toán hút dân về sinh sống mới mang tính bền vững. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, phần lớn đất đai tại Long An đang được dùng trồng lúa nên việc lấy đất để phát triển bất động sản rất khó khăn.

Ngoài ra, các huyện ngoại thành TP.HCM giáp ranh Long An vẫn còn nhiều vấn đề trong quy hoạch như nằm xa các đầu mối hạ tầng của vùng, các trục giao thông chính, chưa có nhiều dự án hạ tầng phát triển nên việc kết nối chưa thuận lợi.

Bên cạnh bài toán về hạ tầng và quy hoạch xây dựng, chính quyền tỉnh Long An cũng cần sớm tìm ra giải pháp cho các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề dân số.

Long An có khoảng 1,7 triệu dân, trong đó dân thành thị chỉ chiếm khoảng hơn 271.000 người. Trong 20 năm qua, trong khi dân số Bình Dương, Đồng Nai và TPHCM tăng mạnh, Long An chỉ tăng 59.000 dân. Dân số Long An tăng chậm chủ yếu là tăng cơ học. Dù có nhiều khu công nghiệp nhưng tỉ lệ lấp đầy còn thấp. Do đó, Long An cần có những chính sách để kéo người lao động đổ về đây.

Để kéo dân về được khu vực này, theo TS. Sử Ngọc Khương thì bên cạnh yếu tố về cơ sở hạ tầng giao thông cần phải xây dựng được hạ tầng xã hội – kinh tế như trường học, chợ, bệnh viện, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí.

Làm sao khi người dân về đó sinh sống có thể không cần di chuyển đi đâu vì ở đây đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu của con người.

* Còn tiếp...

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ