28/08/2020 16:00
Gia tộc đáng 'gờm' của ông Shinzo Abe
Thủ tướng Shinzo, người giữ chức Thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản cho đến thời điểm hiện tại có một lịch sử gia tộc đáng "gờm".
Ông Shinzo Abe sinh ra tại TP Nagato, thuộc tỉnh Yamaguchi vào ngày 21/9/1954 trong một gia đình được xem "nhà nòi" trong lĩnh vực chính trị ở xứ sở Phù Tang.
Ông ngoại của ông Abe, ông Nobusuke Kishi là một nhà lãnh đạo quân sự có "vai vế" của Nhật Bản trước Thế chiến thứ 2. Ông từng làm việc với vai trò cố vấn cho Tướng quân Hideki Tojo nổi tiếng. Sau Thế chiến thứ 2, ông Kishi phải thụ án tù trong nhà tù của quân đội Mỹ. Sau 3 năm ngồi tù, ông được phóng thích vào năm 1948 và sau đó trở thành một người ủng hộ chính sách đối ngoại thân Mỹ.
Nobusuke Kishi (giữa) la một trong những chính trị gia kiêm Thủ tướng Nhật Bản gây nhiều tranh cãi nhất. |
Ông Kishi trở thành Thủ tướng Nhật Bản từ năm 1957 đến năm 1960. Đối với người cháu sau này cùng ở cùng vị trí với mình, ông đóng vai trò như một người quan sát và phát hiện ra những điểm đặc biệt nơi Shinzo Abe .
"Các đức tin và giá trị của Abe cũng tương tự như của Kishi", ông Katsuei Hirasawa, một cựu quan chức Nhật nói với tờ Time. "Ông ta thừa hưởng DNA chính trị của ông ngoại", vị này nhấn mạnh.
Không chỉ họ ngoại, dòng họ nội của Shinzo Abe cũng quy tụ rất nhiều tên tuổi lớn trong nền chính trị Nhật Bản.
Ông nội ông Abe, ông Kan Abe, từng phục vụ trong Hạ viện Nhật Bản. Cha ông Shinzo Abe, Shintaro Abe là Bộ trưởng ngoại giao của Nhật Bản từ 1982 đến 1986 và từng được nhắc đến như một người tiềm năng cho vị trí Thủ tướng.
Bên cạnh đó, Shinzo Abe cũng có quan hệ gần gũi với cựu Thủ tướng Eisuke Sato, người đã phục vụ quốc gia từ năm 1964 cho đến năm 1972 và sau đó được trao giải Nobel hòa bình.
Xuất phát từ gia thế thuộc vào hàng "khủng" ở Nhật, thế nên cuộc sống của ông Shinzo Abe như được trải trên con đường đầy hoa hồng.
Ông học ngành khoa học chính trị tại Đại học Seikei ở Tokyo và tốt nghiệp vào năm 1977. Ông đến Mỹ vào cuối những năm 1970 để học thêm các lớp khoa học chính trị bằng tiếng Anh tại Đại học Nam California. Sau đó, Abe trở về Nhật và làm việc cho tập đoàn thép Kobe trong ba năm.
Một bức ảnh hiếm hoi thời trẻ của đương kim Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và cha của ông là ngài Shintaro Abe. |
Năm 1982 ông bước vào thế giới chính trị với tư cách là trợ lý cho cha mình. Dần dần, ông thể hiện sự nghiêm túc với những kế hoạch chính trị xa hơn và lớn hơn trong đời với việc tham gia vào Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, hay còn được gọi là LDP.
Năm 2006, khi mới 52 tuổi và trở thành thủ tướng trẻ tuổi nhất của Nhật sau Thế chiến 2.
Mặc dù khó khăn, nhưng ông cũng đã giúp Nhật Bản vượt qua một thời kỳ bất ổn chính trị dài với sự thay đổi lãnh đạo liên tục. Từ năm 1989, Nhật đã có 17 lần thay đổi Thủ tướng.
Năm 2007, ông từ chức vì lý do sức khỏe và những vấn đề liên quan đến nội các.
Sau khi phục hồi sức khỏe, ông Abe trở lại chính trường và bắt đầu gặt hái thành công cho đảng LDP và đến năm 2012, ông Abe trở lại với vai trò chủ tịch đảng và Thủ tướng.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. |
Kể từ khi DPJ thất bại trong bầu cử năm 2012, đảng này đã bị chia rẽ tới mức không có đảng đối lập nào có thể đánh bại được LDP và gạt ông Abe khỏi vị trí lãnh đạo.
Trong thời kỳ đảng LDP của ông Abe áp đảo, ông không gặp phải sự phản đối nào trong nội bộ. Ông có một đội ngũ những người hậu thuẫn rất đáng gờm và không bị thay đổi kể từ năm 2012, trong đó có Chánh Văn phòng nội các Yoshihide Suga và Bộ trưởng Tài chính Taro Aso.
“Nhiệm kỳ của ông Abe đã làm cho Nhật trở thành một hòn đảo ổn định về chính trị ngay cả khi các nền dần dân chủ công nghiệp tiên tiến khác phải trả giá vì các chính phủ yếu, không được lòng dân và nắm quyền ngắn hạn suốt thập kỷ qua”, tờ Guardian dẫn lời ông Tobias Harris, một chuyên gia về Nhật Bản, Phó Chủ tịch Công ty tư vấn Teneo Intelligence có trụ sở tại Washington.
Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe, ngày 28/8, tuyên bố từ chức.
Dấu ấn lớn mà ông Abe để lại trong thời gian giữ chức được cho là nỗ lực nhằm hình thành “liên minh kim cương” với Ấn Độ, Úc và bang Hawaii của Mỹ để bảo vệ hoạt động hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến tây Thái Bình Dương. Khái niệm liên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) được ông Abe nhắc đến từ năm 2006, sau đó được đẩy mạnh sau khi ông đắc cử lần 2 và hiện là trọng tâm trong chính sách an ninh của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
(Tổng hợp).
Advertisement
Advertisement