Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá thịt heo Trung Quốc tăng 47% trong tháng 8 do dịch bệnh bùng phát

Thị trường 24h

10/09/2019 14:06

Giá thịt heo ở Trung Quốc đã tăng gần 47% trong tháng 8, khi dịch tả heo châu Phi (ASF) đang bùng phát trở lại ở một số địa phương.

Giá thịt heo tăng kỷ lục

Giá thịt heo ở Trung Quốc đã tăng 46,7% so với cùng kỳ trong tháng 8, khi nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt gia tăng trong bối cảnhASFđã giết hàng triệu con heo nơi đây.Đây là mức tăng lớn hơn nhiều so với giá thịt heo tháng 7. Vào tháng trước, giá thịt heo đã tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 10/9, sự tăng vọt của giá thịt heo đã góp phần tăng 10% giá lương thực.

Theo ước tính, đã có 1/3 đàn heo ở Trung Quốc chết vì ASFkéo dài, kể từ khi dịch bệnh bùng phát cách đây hơn 1 năm.Ngân hàng Rabobank (Hà Lan) - nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp toàn cầu, ước tính đàn heo của Trung Quốc sẽ giảm 1/3 trong năm 2019 (300 triệu con) - tương đương tổng đàn heo của Mỹ và châu Âu cộng lại.

105065934-GettyImages-917990278
Một chuồng heo tại Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: CNBC.

Giá các loại thịt khác ở Trung Quốc cũng tăng trong tháng 8, góp phần làm tăng giá thực phẩm. Giá thịt bò, thịt cừu và thịt gà đều tăng - từ 11,6% đến 12,5%.

Giá trái cây tươi tiếp tục tăng trong tháng 8, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng này vẫn thấp hơn trong tháng 7, khoảng 39%.Nhìn chung, chỉ số giá sản xuất (PPI), một thước đo chính về lợi nhuận, trong tháng 8 đã giảm 0,8% so với năm ngoái - mức giảm tồi tệ nhất trong năm kể từ tháng 8/2016.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 tăng 2,8% so với cùng kỳ, không đổi so với tháng 7. Tăng nhẹ so với mức 2,6% được các nhà phân tích dự đoán."Giá tiêu dùng tại nước này sẽ còn tăng cao hơn", theo một cảnh báo từ công ty nghiên cứu Capital Economics.

"Lạm phát sẽ tăng nhanh trong những tháng tới khi chứng khoán tiếp tục giảm và lực kéo từ giá dầu giảm", các nhà kinh tế Julian-Pritchard và Martin Rasmussen đã viết trong lưu ý.

"Tuy nhiên, việc cắt giảm tỷ lệ yêu cầu dự trữ được công bố vào 6/9 tuần trước phù hợp với quan điểm của chúng tôi rằng lạm phát giá lương thực tràn lan không phải là rào cản đối với việc nới lỏng tiền tệ, và chúng tôi tiếp tục dự đoán việc nới lỏng tiền tệ sẽ kéo dài trong vài quý tới", các nhà kinh tế viết.

Nỗ lực giải cứu nền kinh tế Trung Quốc

Ngày 6/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) - tức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - thông báo sẽ cắt giảmtỉ lệ dự trữ bắt buộcđối với tất cả ngân hàng thương mại, theo Hãng tin Reuters.

Động thái này sẽ giải phóng tổng cộng 900 tỉ Nhân dân tệ (126 tỉ USD) trong tính thanh khoản, giúp các ngân hàng có thể sử dụng để tăng các khoản cho vay và hỗ trợ những nỗ lực của chính phủ nhằm giải cứu nền kinh tế đang trên đà suy giảm của Trung Quốc.

Động thái trên diễn ra sau khi Chính phủ Trung Quốc đầu tuần này thông báo ý định tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế, khi mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang đối mặt với áp lực lao dốc giữa thương chiến leo thang với Mỹ.

Hồi tháng 3, chính phủ Trung Quốc tuyên bố đã "kiểm soát tốt" dịch bệnh. Trong một cuộc họp báo tháng trước, Bắc Kinh cho hay ASF không lan rộng và nhanh như trước.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những bước đi đúng đắn để khống chế dịch."Họ đã làm mọi thứ có thể để kiểm soát dịch. Họ lập kế hoạch, ra chiến lược, hành động rất mạnh mẽ", Vincent Martin, đại diện FAO tại Trung Quốc, nói.

Nhưng quy mô của dịch lớn hơn ước tính của chính quyền, vì một số nông dân cho hay không phải lúc nào địa phương cũng ghi nhận đúng tình trạng dịch bệnh.

Một trong những vấn đề chính mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc kiểm soát ASF là ngành chăn nuôi không tập trung. Martin cho hay có hàng nghìn trang trại quy mô nhỏ không được áp dụng các biện pháp an ninh sinh học cần thiết để kiểm soát bệnh lây lan.

Theo dự báo, giá thịt heo sẽ tăng lên mức kỷ lục trong nửa cuối năm 2019 do cầu vượt cung. Các nhà phân tích cho biết nguồn cung thịt heo thế giới không đủ để bù đắp số thiếu hụt ở Trung Quốc và người tiêu dùng có thể chuyển sang loại thịt khác thay thế.

Báo cáo của Rabobank dự đoán sự thay đổi "chưa từng có" trong chuỗi cung cấp thịt toàn cầu cho Trung Quốc để bù đắp khoản thiếu hụt."Sự thay đổi này sẽ tạo ra sự thiếu hụt sản phẩm không ngờ tới, đẩy giá thịt toàn cầu lên cao hơn", Christine McCracken, người soạn báo cáo của Rabobank, dự đoán.

Các nhà sản xuất thịt lợn ở Mỹ và châu Âu bắt đầu tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, dù hàng xuất khẩu của Mỹ phải chịu thuế 62% trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

2019 theo âm lịch là năm Hợi ở Trung Quốc và một số quốc gia châu Á. Nó được coi là năm tốt lành nhưng viễn cảnh ngành thịt heo ở Trung Quốc lại không mấy tươi sáng.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement