11/06/2018 15:36
Giá than và khí gas chạm mức cao kỷ lục
Thời tiết châu Á nóng hơn bình thường khiến nhu cầu điện tăng mạnh, đẩy giá khí gas và than lên mức cao kỷ lục nhiều năm.
Than đá cao nhất trong vòng 6 năm
Giá than nhiệt trên thị trường Úc hiện đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2012, do thời tiết nóng ở khắp Bắc Á thúc đẩy hoạt động mua mạnh trước khi vào hè, là mùa nhu cầu năng lượng tăng.
Than nhiệt là loại than được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, dùng cho các nhà máy nhiệt điện.
Giá than nhiệt giao ngay tại cảng Newcastle (Úc) ngày 8/7 ở mức 115,25 USD/tấn, cao nhất trong vòng hơn 6 năm qua. Như vậy, giá than nhiệt đã tăng 130% kể từ năm 2016.
Giá than tăng do kinh tế tăng trưởng mạnh, nhất là ở châu Á, trong khi nguồn cung hạn hẹp vì một số mỏ than đóng cửa , đồng thờo việc phát triển mỏ mới gặp khó do lo ngại về ô nhiễm môi trường và hiện tường trái đất ấm lên.
Than đá đang ở mức cao nhất trong vòng 6 năm qua. |
Nguồn cung từ các mỏ của khu vực Nam Mỹ bị gián đoạn cũng góp phần đẩy tăng giá than tại Newcastle (Anh), vì khách hàng buộc phải tìm mua than Úc để thay thế. Cảng Newcastle hiện bị tắc nghẽn với hàng chục tàu đang chờ bốc xếp than lên.
Trong khi đó, khắp nơi ở châu Á đang dự trữ than, nhu cầu tăng mạnh nhất tại khu vực Bắc Á, nhằm chuẩn bị cho mùa hè.
Shane Stephan, Giám đốc điều hành của New Hope, nhà sản xuất than độc lập lớn thứ 3 ở Úc, dự đoán giá than sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới.
Hoạt động nhập khẩu của cả 4 nhà nhập khẩu than hàng đầu châu Á đều tăng mạnh. Trung Quốc đã nhập khẩu 104,5 triệu tấn than qua đường biển trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 10,2% tương đương 10,7 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017.
Ấn Độ cũng đã mua 77,4 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 3,3% (hay 2,5 triệu tấn) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi Nhật Bản nhập 74,1 triệu tấn, tăng 2,4 triệu tấn. Hàn Quốc nhập khẩu 51,7 triệu tấn, tăng 500.000 tấn. Tính chung cả 4 thị trường này đã tăng nhập khẩu 16,1 triệu tấn than trong 5 tháng đầu năm nay.
Trên thị trường khí gas, giá khí gas thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu Á tiếp tục tăng lên 10 USD/mmBtu, do nhu cầu tăng mạnh từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc và do một số nhà máy sản xuất gas đóng cửa bảo dưỡng.
Theo Vinanet, ngày 8/6, LNG giao ngay tại châu Á đạt 9,8 USD/mmBtu, tăng 20% so với cách đây một tuần. Hợp đồng giao tháng 8 được dự báo chắc chắn sẽ tiếp cận mức 10 USD/thùng. Từ giữa tháng 4 tới nay, giá gas đã tăng trên 30%. Nhập khẩu LNG vào khu vực châu Á trong 5 tháng đầu năm nay tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng gần 40% so với 5 tháng đầu năm 2013.
Nhập khẩu LNG của Trung Quốc và Pakistan trong 5 tháng đầu năm tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lượng NLG nhập vào Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore cũng tăng mạnh từ 15% - 20%. Nhu cầu tăng cao tại Trung Quốc bởi nước này đang có xu hướng chuyển sang sử dụng khí gas để giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, sản lượng thủy điện thấp do lượng nước không nhiều đã khiến sản lượng nhiệt điện phải gia tăng để bù đắp.
Trong ngắn hạn, giá LNG có thể sẽ còn tiếp tục tăng khi nguồn cung tại kho Sabine Pass của hãng Cheniere Energy (Mỹ) giảm hơn 50% từ giữa tháng 5. Mức thấp này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong một thời gian nữa để bảo dưỡng nhà máy. Tuy nhiên, đến cuối năm, nguồn cung từ Úc và Mỹ dự báo sẽ tăng lên.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp