Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá nông sản ngày 27/9: Cà phê, tiêu đồng loạt giảm giá, xuất khẩu rau quả lên ngôi

Thị trường 24h

27/09/2017 07:30

Hôm qua 26/9, Bộ NNPTNT đã chính thức công bố thông tin về thị trường giá nông sản trong tháng 9 và thời gian mấy ngày hôm nay. Theo đó, giá tiêu và cà phê đồng loạt giảm. Trái ngược, xuất khẩu rau quả đã đạt ngưỡng kỷ lục với giá trị thu về trên 2,64 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.

Cà phê giảm giá thấp nhật quý 3

Theo đó, thị trường cà phê trong nước biến động giảm trong tháng 9.2017 theo xu hướng của thị trường thế giới. So với tháng trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.400 – 1.500 đ/kg xuống còn 42.500 – 43.300 đ/kg. Đây là mức giá thấp trong quý 3/2017.

Giá cà phê tháng 9 và trong mấy ngày hôm nay tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong quý 3, còn 42.000-43.000 đồng/kg.

Nhìn chung trong 9 tháng qua, giá cà phê trong nước trong xu hướng giảm là chủ đạo. So với thời điểm cuối năm 2016, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đã giảm 1.500 – 1.900 đ/kg.

Giao dịch cà phê tại thị trường nội địa tiếp tục trầm lắng do mức giá chưa đạt kỳ vọng và nguồn cung không còn nhiều.

Về tình hình xuất khẩu cà phê: Theo thống kê của Bộ NNPTNT, xuất khẩu cà phê tháng 9.2017 ước đạt 86.000 tấn với giá trị đạt 201 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,11 triệu tấn và 2,54 tỷ USD, giảm 20,7% về khối lượng nhưng tăng 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2017 đạt 2.281,4 USD/tấn, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,7% và 13,5%.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Bỉ (22,1%), Ấn Độ (16,1%) và Italia (15,1%).

Hồ tiêu tụt dốc không phanh

Theo đó, thị trường hồ tiêu trong nước biến động giảm trong tháng 9/2017. So với cuối tháng 8/2017, giá tiêu tại Gia Lai và Bà Rịa Vũng Tàu giảm 2.000 đ/kg xuống còn 84.000 đ/kg và 88.000 đ/kg.

Giá hồ tiêu trong tháng 9 và mấy ngày hôm nay tiếp tục giảm từ 3.000-4.000 đồng/kg (Trong ảnh: Sơ chế hồ tiêu xuất khẩu).

Giá tiêu tại Đắc Lắc – Đắc Nông và Đồng Nai giảm 3.000đ/kg, hiện ở mức 85.000 đ/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 4.000 đ/kg xuống 83.000 đ/kg.

Nhìn chung trong 9 tháng qua, giá hồ tiêu trong nước giảm với mức giảm từ 35 –40% do nhu cầu thị trường hạn hẹp, trong khi việc xuất khẩu hồ tiêu của các doanh nghiệp vẫn không có tín hiệu tích cực, cộng với sự ảnh hưởng của giá hồ tiêu thế giới thấp.

Trong khi đó, cũng theo thông tin từ Bộ NNPTNT về tình hình xuất khẩu hồ tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9 năm 2017 ước đạt 13.000 tấn, với giá trị đạt 62 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 181.000 tấn và 966 triệu USD, tăng 23% về khối lượng nhưng giảm 19,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2017 đạt 5.377,3 USD/tấn, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Pakistan và Đức với 39,6% thị phần.

Xuất khẩu rau quả đã đạt 2,64 tỷ USD

Thu hoạch thanh long ở Bình Thuận.

Theo Bộ NNPTNT: Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 9 năm 2017 ước đạt 294 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,64 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh là Nhật Bản (64,6%), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (64,4%), Trung Quốc (60,2%), Nga (41,9%), Hoa Kỳ (26,6%), Đài Loan (16,1%) và Hà Lan (9,4%).

Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017, chiếm 85,2% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.

Ở chiều ngược lại về nhập khẩu rau quả: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 9 năm 2017 đạt 135 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 78,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 218 triệu USD, tăng 30,1% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 914 triệu USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2017 là thị trường Thái Lan (chiếm tới 60,7% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 15,7%).

Trong 8 tháng đầu năm 2017 giá trị nhập khẩu rau quả ở tất cả các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Thái Lan (gấp hơn 2,8 lần), tiếp đến là thị trường Ấn Độ (gấp hơn 2,2 lần) và thị trường Hàn Quốc (tăng 70,8%).

Sốt giá sầu riêng

Trong tháng 9/2017, trước cơn sốt giá sầu riêng tại các tỉnh Tây Nguyên, nhiều tiểu thương sẵn sàng đổ tiền vào các nhà vườn để thu mua sầu riêng non lẫn chín. Tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk), một số loại sầu riêng chất lượng cao được thu mua với giá 54.000 đ/kg – mức giá kỷ lục nhiều năm. Đồng thời, giá dừa khô tại tỉnh Trà Vinhkhông ngừng tăng cao với mức thu mua tại vườn 150.000 đ/chục (12 trái).

Đây là mức giá dừa khô cao nhất trong vòng 6 năm qua, đem lại cho mỗi 1 ha vườn dừa thu nhậpkhoảng 15 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thị trường rau củ tại Lâm Đồng tương đối ổn định chỉ có một số rau như cà chua, hoa lơ xanh và cải bó xôi giảm nhẹ với mức giảm 2.000-3.000đ/kg so với đầu tháng.Nhìn lại 9 tháng đầu năm, thị trường trái cây biến động thất thường do đặc tính thời vụ của từng loại trái cây.

Trong khi đó, thị trường rau củ bị ảnh hưởng của thời tiết đặc biệt những cơn bão gần đây đã làm nguồn cung giảm khiến thị trường tăng mạnh vào tháng 7 và 8, tuy nhiên đến nay thị trường có dấu hiệu hồi phục.

PHÚC TÚ (Dân việt)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement