31/05/2020 14:49
Giá heo hơi quay đầu giảm trong tuần tới?
Trước thông tin nhập khẩu heo sống từ Thái Lan, nhiều khả năng sẽ giúp giá heo hơi trong nước hạ nhiệt trong thời gian sắp tới.
Trong tuần qua, thị trường giá heo hơi tiếp tục chứng kiến những đợt tăng mạnh, có lúc đạt đỉnh 105.000 đồng/kg tại Hưng Yên, các địa phương khác cũng ghi nhận mức tăng trung bình từ 3.000-5.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại miền Bắc dao động từ 97.000-102.000 đồng/kg, tại miền Trung từ 93.000-99.000 đồng/kg, miền Nam từ 95.000-98.000 đồng/kg.
Theo đà tăng của giá heo hơi trên cả nước, ngày 24/5 CP Việt Nam - một doanh nghiệp chăn nuôi lớn cũng đã chính thức tăng giá heo hơi lên ngưỡng 78.000 đồng/kg. Trước đó doanh nghiệp này cũng đã tăng giá heo lên 75.000 đồng/kg cao 5 giá so với mức cam kết với Chính phủ hồi đầu tháng 4.
Trước thực trạng giá heo giống tăng cao, khiến cho người chăn nuôi khó tài đàn, trao đổi với Dân Việt, đại diện CP Việt Nam cũng thừa nhận, với tổng đàn lợn nái khoảng 310.000 - 320.000 con, hiện CP không dư dả con giống bán ra ngoài cho bà con nông dân, do việc giữ đàn nái sống sót qua dịch tả lợn châu Phi gặp rất nhiều khó khăn.
Để giải quyết tình hình trên, mới đây BNN&PTNN vừa đồng ý phương án của Cục Thú y, cho phép nhập khẩu heo sống từ các nước vào Việt Nam, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về ổn định giá thịt heo trong nước.
Tuy đồng ý cho nhập khẩu heo sống, Bộ Nông nghiệp cũng đề nghị Cục Thú y cần phân tích rủi ro nhập khẩu, dựa trên hồ sơ do các nước xuất khẩu cung cấp.
Theo đó, Cục Thú y sẽ phối hợp các doanh nghiệp nhập khẩu, liên hệ cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, trao đổi, thu thập thông tin nhằm hoàn thiện quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu, thỏa thuận điều kiện vệ sinh thú y và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp cho rằng việc nhập khẩu heo sống về giết thịt là một trong những biện pháp tiếp theo, để giúp hạ giá thịt trong nước, đáp ứng thị hiếu thích ăn thịt nóng của người Việt.
Trước mắt có thể xem xét nhập khẩu heo sống từ Thái Lan, do đây là nước có nền chăn nuôi tiên tiến, quy trình xuất nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ. Bộ Nông nghiệp khẳng định sẽ tránh hiện tượng nhập khẩu ồ ạt, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong nước.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, tính đến hết tháng 4/2020, tổng đàn heo nái cả nước đạt trên 2,86 triệu con, tăng hơn 100.000 con so với cuối năm 2019. Do dịch tả heo châu Phi, đàn nái năm 2019 đã giảm mạnh so với các năm trước (thường khoảng 4 triệu con).
Tuy vậy, đàn nái cụ kị và ông bà tương đối ổn định qua nhiều năm, dù trong bối cảnh dịch bệnh. Đàn nái cụ kị và ông bà hiện vẫn giữ được khoảng 109.000 con, dự kiến tăng trưởng năm 2020 là 0,5%/tháng, tức 6%/năm, quyết định việc sản xuất giống bố mẹ và sản xuất con giống.
Hiện người chăn nuôi rất muốn tái đàn nhưng không dễ, vì heo hậu bị nuôi để sinh sản có giá khoảng 13-16 triệu đồng/con. Heo con có giá tăng cao kỉ lục, loại 6 kg/con có giá từ 3-3,6 triệu đồng/con. Giá cao, nhưng không phải người nuôi muốn là có thể mua ngay được.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã tăng cường nhập khẩu heo cấp bố mẹ, cụ kị, ông bà để bổ sung nguồn cung giống trong nước.
Bộ Nông nghiệp cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tăng cường nhập khẩu heo giống, nhằm phục vụ tăng đàn và tái đàn.
BẢNG GIÁ HEO HƠI NGÀY 1/6/2020 | ||
Tỉnh/thành | Khoảng giá (đồng/kg) | Tăng ( )/giảm (-) đồng/kg |
Hà Nội | 99.000-100.000 | Giữ nguyên |
Hải Dương | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Thái Bình | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Bắc Ninh | 96.000-98.000 | 1.000 |
Hà Nam | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Hưng Yên | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Nam Định | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Ninh Bình | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Hải Phòng | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Quảng Ninh | 95.000-96.000 | Giữ nguyên |
Lào Cai | 95.000-96.000 | Giữ nguyên |
Tuyên Quang | 97.000-98.000 | Giữ nguyên |
Cao Bằng | 96.000-98.000 | Giữ nguyên |
Bắc Kạn | 95.000-96.000 | Giữ nguyên |
Phú Thọ | 95.000-96.000 | Giữ nguyên |
Thái Nguyên | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Bắc Giang | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Vĩnh Phúc | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Lạng Sơn | 96.000-98.000 | 1.000 |
Lai Châu | 96.000-97.000 | 1.000 |
Thanh Hóa | 97.000-98.000 | Giữ nguyên |
Nghệ An | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Hà Tĩnh | 94.000-95.000 | 1.000 |
Quảng Bình | 92.000-93.000 | Giữ nguyên |
Quảng Trị | 92.000-93.000 | Giữ nguyên |
TT-Huế | 94.000-95.000 | 1.000 |
Quảng Nam | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Quảng Ngãi | 92.000-93.000 | Giữ nguyên |
Bình Định | 95.000-96.000 | 1.000 |
Phú Yên | 94.000-95.000 | Giữ nguyên |
Ninh Thuận | 89.000-90.000 | Giữ nguyên |
Khánh Hòa | 97.000-99.000 | Giữ nguyên |
Bình Thuận | 96.000-97.000 | 1.000 |
Đắk Lắk | 96.000-97.000 | 1.000 |
Đắk Nông | 97.000-98.000 | Giữ nguyên |
Lâm Đồng | 96.000-98.000 | 1.000 |
Gia Lai | 95.000-96.000 | Giữ nguyên |
Đồng Nai | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
TP.HCM | 94.000-95.000 | Giữ nguyên |
Bình Dương | 94.000-95.000 | Giữ nguyên |
Bình Phước | 94.000-95.000 | Giữ nguyên |
BR-VT | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Long An | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Tiền Giang | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Bạc Liêu | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Bến Tre | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Trà Vinh | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Cần Thơ | 95.000-96.000 | Giữ nguyên |
Hậu Giang | 95.000-96.000 | Giữ nguyên |
Cà Mau | 98.000-100.000 | Giữ nguyên |
Vĩnh Long | 94.000-95.000 | Giữ nguyên |
An Giang | 96.000-97.000 | Giữ nguyên |
Kiêng Giang | 94.000-95.000 | Giữ nguyên |
Sóc Trăng | 94.000-95.000 | Giữ nguyên |
Đồng Tháp | 95.000-96.000 | Giữ nguyên |
Tây Ninh | 95.000-97.000 | 1.000 |
Advertisement