Sự quan tâm dành cho loại tiền ảo phổ biến nhất thế giới đang tăng mạnh tại một quốc gia châu Phi, nơi ai cũng là “tỉ phú”.
Advertisement
Theo trangQuartz, đầu tuần này, giá trị bitcoin được giao dịch ở Zimbabwe, nước có nền kinh tế rất khó khăn, chạm mốc cao kỷ lục gần 10.000 USD. Cụ thể, cuối ngày 23.10, một bitcoin được giao dịch với giá 9.600 USD trên sàn Golix ở quốc gia châu Phi.
Đây chỉ là một ngoại lệ vì Zimbabwe đã và đang gặp nhiều khó khăn về thanh toán và khả năng thanh khoản. Những giao dịch bitcoin khác trên thế giới đều chỉ lấy giá dưới 6.000 USD ở cùng thời điểm.
Người Zimbabwe tìm tới bitcoin để thực hiện giao dịch, đặc biệt là các giao dịch cần dùng ngoại tệ.
Tiền ảo nhận được nhiều phản ứng và sự quan tâm từ giới thương nhân. Yeukai Kusangaya, điều phối viên giao dịch tại sàn giao dịch bitcoin Golix cho biết: “Hiện bitcoin có cầu nhiều hơn cung. Mối quan tâm dành cho bitcoin đạt đỉnh điểm khi mà người dân không thể gửi tiền ra nước ngoài, hoặc thanh toán cho các giao dịch quốc tế bằng ngân hàng truyền thống”.
Ông Kusangaya nói thêm: “Người ta phải tìm kiếm nhiều phương án thay thế và bitcoin trở thành giải pháp hữu hiệu, có thể dùng để mua hàng hóa trên Amazon hoặc trả tiền cho phương tiện đi lại mua từ các nhà cung cấp và thương nhân nước ngoài”.
Để xoay sở thực trạng thiếu hụt tiền giấy nghiêm trọng ở đất nước, Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe in trái phiếu được định giá ngang với USD, nhưng thực tế được giao dịch ở mức phí bảo hiểm khoảng 30% so với USD trên thị trường. Giới kinh tế cho hay các nhà nhập khẩu và nhà giao dịch độc lập phải huy động ngoại tệ bằng cách riêng của họ, chủ yếu là từ các thị trường song song vì ngân hàng trung ương không thể hỗ trợ thanh toán cho các chủ nợ và nhà cung ứng ngoại quốc.
Hôm 16.10, Zimstats cho biết “tỷ lệ lạm phát trong tháng 9, vốn được tính toán bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức 0,78%, chỉ tăng 0,64% so với cùng kỳ năm ngoái”. Tháng 8, lạm phát ở nước này là 0,14%. Điều này khiến giá cả các mặt hàng gia dụng và thực phẩm tăng cao. Zimbabwe còn thiếu dầu ăn do các nhà sản xuất không thể chi trả cho nguyên liệu thô nhập khẩu, còn các nhà bán lẻ thì từ chối nhận thanh toán bằng thẻ hay thiết bị di động mà chỉ muốn nhận tiền mặt.
Đất nước này thậm chí còn cấm nhập khẩu rau quả tươi, cho biết đây là việc làm lãng phí nguồn ngoại tệ khan hiếm, bất chấp giới sản xuất cảnh báo rằng động thái có thể khiến táo, lê và nhiều loại quả khác trở nên khan hiếm.
Vào năm 2009, dân Zimbabwe loại bỏ đồng tiền vô giá trị vì siêu lạm phát kéo dài, sau đó dùng phiên bản đồng đô la Mỹ riêng. Giấy bạc 20 tỉ đô la Zimbabwe từng xuất hiện vì siêu lạm phát, khiến người dân trở thành “tỉ phú” bất đắc dĩ.