Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ghi nhận gần 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức trong tháng 5

Nóng trong ngày

12/06/2024 12:27

Trong tháng 5, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Bộ TT-TT) đã ghi nhận 124.775 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức. Trong đó, rất nhiều địa chỉ giả mạo website của các sàn TMĐT như Ebay, Lazada…

Theo NCSC, các đối tượng sử dụng website giả mạo này để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân trên không gian mạng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.

Trong đó, rất nhiều địa chỉ giả mạo website của các sàn TMĐT như Ebay, Lazada…

Ghi nhận gần 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức trong tháng 5- Ảnh 1.

Các website giả mạo vẫn tràn lan.

Cùng với đó, NCSC cũng đã phát hiện 71 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng. Điều này cho thấy lừa đảo trên không gian mạng vẫn diễn biến phức tạp, theo ANTD.VN.

Về điểm yếu, lỗ hổng an ninh mạng, hệ thống giám sát kỹ thuật của NCSC đã ghi nhận có 89.351 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các máy chủ, máy trạm, hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức nhà nước trong tháng 5.

Trong đó, NCSC đã phát hiện hơn 1.600 lỗ hổng của trên 5.000 hệ thống đang mở công khai trên Internet. Trung tâm NCSC cũng đã ghi nhận 12 lỗ hổng mới được công bố, có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng/cao có thể bị lợi dụng để tấn công, khai thác vào các hệ thống của các cơ quan, tổ chức.

Bộ Tài chính cho biết thời gian gần đây liên tục nhận được thông tin về tình trạng giả mạo văn bản con dấu chữ ký của lãnh đạo, giả mạo website của Bộ. Trong đó, thường gặp nhất là giả mạo giấy xác nhận ủy quyền, giả mạo bản cam kết thực hiện ủy quyền và tất toán tiền... để yêu cầu người dân chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo thông qua website giả mạo.

Ghi nhận gần 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức trong tháng 5- Ảnh 2.

Văn bản giả mạo chữ ký của lãnh đạo Bộ Tài chính. Ảnh: BTC.

Trước tình trạng này, Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa cán Bộ, công chức để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân.

Cơ quan này đề nghị người dân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác, thận trọng trong các giao dịch chuyển tiền đối với những người không quen biết trên không gian mạng. Đồng thời, khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo cần tố giác với cơ quan chức năng để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra, theo Zing.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp và đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ các hành vi giả mạo văn bản, chữ ký, con dấu của lãnh đạo và của chính bộ này.

Trước đó, các trang giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an cũng được lập ra để tiếp cận nạn nhân từng bị lừa tiền, lợi dụng mong muốn lấy lại tài sản để tiếp tục lừa đảo họ.

Cụ thể, ngày 25/5, Công an TP Hà Nội cho biết thời gian qua xuất hiện nhiều trang Facebook mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an đăng tải các nội dung “hỗ trợ lấy lại tiền bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”...

Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi đọc những trang thông tin không chính thức, mạo danh Bộ Công an. Hiện nay, Bộ Công an và các đơn vị liên quan không phối hợp, ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào để hướng dẫn, nhận hồ sơ của người dân về các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua các mạng xã hội.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement