Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Gần một nửa người Việt Nam lo sợ mất việc do tự động hóa

Lối sống

19/03/2021 10:58

Theo khảo sát của công ty kiểm toán hàng đầu của Anh PwC, khoảng 45% người Việt Nam trong độ tuổi lao động lo lắng về việc sẽ bị mất việc làm vào tay máy móc trong tương lai.

Trong số những người được hỏi, có 83% cho rằng công nghệ sẽ thay đổi công việc của họ trong 3-5 năm tới và 90% nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra trong 6-10 năm tới.

Công ty PwC thực hiện cuộc khảo sát này vào tháng 11 và 12/2020 với hơn 1.100 người.

vietnam-labor2.jpg
Ảnh minh họa.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC Việt Nam, cho biết: “Việc nâng cấp hoặc đầu tư vào công nghệ có thể ngay lập tức, nhưng trang bị cho con người những kỹ năng phù hợp để đáp ứng nhu cầu của tương lai, giúp họ phát triển trong điều kiện thay đổi của thế giới kỹ thuật số đòi hỏi thời gian và nỗ lực không ngừng”.

Sự phát triển của công nghệ cũng tạo ra sự lạc quan với nhiều người. Có đến 90% số người được hỏi cho rằng điều đó sẽ cải thiện triển vọng việc làm của họ trong tương lai.

Trong khi đó, một báo cáo của PwC năm 2019 cho biết tỷ lệ lao động lo lắng việc mất việc vào tay máy móc trên toàn cầu là 60%.

Ông Grant Dennis, Chủ tịch PwC Việt Nam, cho biết: “Kết quả khảo sát của chúng tôi phản ánh sự hiện diện và ảnh hưởng ngày càng nhanh của công nghệ tại nơi làm việc và tốc độ thay đổi sắp diễn ra tại Việt Nam”.

9 trong số 10 người cho biết họ được tạo cơ hội ở nhiều mức độ khác nhau để cải thiện kỹ năng kỹ thuật số tại nơi làm việc, điều này cho thấy các doanh nghiệp cũng đang làm phần việc của mình để đáp ứng nhu cầu nâng cao tay nghề cho nhân viên mình.

Khoảng 93% số người được hỏi cho biết họ đã nỗ lực cải thiện kỹ năng và nâng cao kỹ năng để thích ứng với những thay đổi công nghệ.

THÁI BÌNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement