Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Gần 2 triệu đồng/kg, dâu Bạch Tuyết có gì đặc biệt?

Thị trường 24h

04/06/2020 16:22

Dâu Bạch Tuyết của Nhật Bản lần đầu tiên trồng thành công tại Đà Lạt đang được nhiều người chuộng mua, dù có mức giá không hề rẻ từ 1,2-2 triệu đồng/kg.

Dâu tây Bạch Tuyết được xếp vào một trong những loại hoa quả có giá đắt đỏ nhất thế giới, loại dâu này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từng gần như tuyệt chủng trên thế giới. Năm 2010, loại dâu này được người dân Hà Lan, Bỉ "hồi sinh" thành giống dâu thương mại và người Nhật Bản nhập giống về trồng mấy năm gần đây.

Dù có mức giá không hề rẻ nhưng quả dâu Bạch Tuyết có màu trắng lạ mắt nên được nhiều người chuộng mua.Vừa đặt mua 2 hộp dâu tây Bạch Tuyết có giá 1,1 triệu đồng, chị N. Huyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ với Zing, đây là loại dâu tây đặc biệt nhất chị từng ăn, vị thơm, ngọt rất gây nghiện, nên dù có đắt nhưng bù lại chất lượng rất xứng đáng".

2
Khi bé, quả dâu màu xanh, lúc chín chuyển dần sang màu trắng, còn mắt dâu lại có màu chấm bi đỏ khá đẹp.

Gần đây loại dâu tây này đã được trồng thành công ở Đà Lạt. Mặc dù vậy, mức giá cho dâu tây Bạch Tuyết không hề giảm đi mà vẫn đắt đỏ, ước tính 1 kg dâu tây Bạch Tuyết Đà Lạt có giá rơi vào khoảng hơn 2,5 triệu đồng/kg. Mức giá này đắt gấp hàng chục lần so với các loại trái cây trong nước, gần như chỉ dành cho giới nhà giàu.

Theo anh Nhật, quản lývườn dâu này, tùy kích cỡ mà giá bán lẻ mỗi kg dâu Bạch Tuyết dao động từ 1,2-2 triệu đồng. Hiện giá đắt nhất làloại dâu 12 trái/hộp 250 gram. Còn với loạikích cỡ nhỏ nhất 25 trái/hộp 250 gram giá tầm 1,2 triệu. Dâu bạch tuyết vườn anh quản lý được phân loại làm 4 size theo chuẩn A,B, B vàC.

1

Dâu Bạch Tuyết được thu hoạch ngay tại vườn ở Đà Lạt. Ảnh: Vnexpress.

Một chủ vườnở Đà Lạt, anh Nhật chia sẻ với Vnexpress, sở dĩ dâu này đắt hơn các loạithông thường vì chúng thuộc loạihiếm. Nếu không nắm vững kỹ thuật trồng và hiểu biết về giống thì sẽ khó thành công. Chi phí chăm sóc giống dâu này cũng cao hơn 20 lần so với dâu thông thường và gấp 10 lần so với trồng dâu trêngiàn.

Nguồn "thức ăn" chính của cây dâu Bạch Tuyết không phải là phân bón thông thường, mà là các chế phẩm sinh học hữu cơ sạch giúp cây thích ứng được với khí hậu Đà Lạt. Nhờ vậy, mùi thơm của trái dâu chín ngọthơn cả mùi thơm của nước hoa. Phần thịtcủa trái dâumềm và ngọt như mật chứ không chua như các loại khác.

3
Tại Nhật Bản, dâu Bạch Tuyết được bán với giá 1.080 yên (khoảng 240.000 đồng)mỗi quả, trọng lượng lớn nhấtkhoảng 50 gram.

Tại Trung Quốc và Nhật Bản, dâu tây Bạch Tuyết được trồng trong nhà kính. Tại đây, nhiệt độ, ánh sáng, nước và phân bón cần thiết cho sự phát triển của cây đều được kiểm soát bằng máy tính.

Cũng chính vì sự đắt đỏ của loại quả này mà dâu tây Bạch Tuyết thường được sử dụng để làm quà biếu sang trọng hoặc chỉ giới nhà giàu mới dám mua thường xuyên.

PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement