10/03/2020 16:10
Ga Sài Gòn vắng như "chùa bà Đanh" do dịch COVID-19
Dịch Covid-19 đã làm cho người dân ngại di chuyển khiến các bến xe, bến tàu vắng khách, trong đó có ga Sài Gòn.
Không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động như xuất khẩu, kinh doanh, du lịch…dịch COVID-19 còn là nguyên nhân chính dẫn đến lượng hành khách sử dụng các dịch vụ di chuyển giảm đáng kể.
Nhà ga Sài Gòn vắng tanh từ ngoài vào trong |
Ghi nhận tại ga Sài Gòn vào ngày 10/3 cho thấy lượng khách sử dụng tàu hỏa để di chuyển giảm đáng kể. Một nhân viên bảo vệ ga cho hay, tình trạng thưa thớt, vắng vẻ đã diễn ra khoảng 3-4 tuần nay.
|
Một nhân viên tại quầy tư vấn cho biết, số lượng khách tới hỏi cách đổi, trả vé gần đây khá nhiều. Ngoài ra, hành khách đi tàu đa số đều sắp xếp thời gian đến sát giờ tàu chạy để tránh đám đông vì lo ngại dịch bệnh.
Các hàng quán bên ngoài nhà ga cũng trong tình trạng ế ẩm. |
Không chỉ riêng tại ga Sài Gòn, nhiều bến xe khách hay các trạm xe buýt cũng trong tình trạng vắng vẻ, đìu hiu những ngày qua.
Ông Nguyễn Hoàng Huy, Phó Tổng giám đốc Bến xe Miền Đông, từ ngày 1/2 đến nay, lượng khách đi lại tại bến giảm 3% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng hành khách giảm dẫn đến các đơn vị vận tải giảm doanh thu.
Tương tự, tại các bến xe tình hình cũng không mấy khả quan, lượng khách ra vào thưa thớt hơn bao giờ hết. |
Còn tại Bến xe Miền Tây, do có nhiều tuyến ngắn nên lượng khách nhiều hơn một chút, nhưng vẫn giảm đáng kể so với trước dịch Covid-19 bùng phát.
Ông Đặng Nguyễn Nguyên Huân, Tổng giám đốc Công ty CP Bến xe Miền Tây, cho biết số lượng xe khách ngày 11/2 đến bến so với cùng kỳ xe đạt 86%.
Đường sắt cách ly hơn 60 tiếp viênÔng Trần Thiện Cảnh, Phó tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết hai du khách người Anh dương tính với nCoV đã đi chuyến tàu SP3 (Hà Nội - Lào Cai) vào tối 4/3. Đây là hai vợ chồng đi chung chuyến bay VN0054 với "bệnh nhân 17" từ London (Anh) đến Hà Nội vào ngày 2/3. Quá trình đi tàu lên Lào Cai, hai vợ chồng này ở khoang riêng nên không tiếp xúc với các hành khách khác. Một nữ tiếp viên dọn chăn gối trong toa của hai vị khách trên đã được tỉnh Yên Bái cách ly tập trung. Ngoài ra, ngành đường sắt yêu cầu cách ly toàn bộ tổ tàu gần 20 nhân viên tại nhà, không bố trí công tác trong 14 ngày. Đoàn tàu SP3 (Hà Nội - Lào Cai) khởi hành ngày 6/2 cũng đón 4 vị khách người Anh từng đi chuyến bay VN0054, họ lên toa số 10 đến Lào Cai. Các vị khách này hiện được Sở Y tế Lào Cai cách ly. Để đảm bảo phòng chống dịch, một tiếp viên tàu tiếp xúc gần với nhóm hành khách được cách ly tập trung tại Yên Bái; toàn bộ tổ tàu gần 20 người cách ly tại nhà. Ngày 5/3, đoàn tàu SE1 (Hà Nội - TP HCM) đón 2 vị khách người Anh lên toa số 9. Khi đến Huế, các vị khách đã được nhà chức trách địa phương yêu cầu cách ly do từng đi chuyến bay VN0054. Ngành đường sắt đã dừng hoạt động toa tàu chở các vị khách, tiến hành khử trùng toàn bộ đoàn tàu SE1 tại TP HCM. Một nhân viên phục vụ trong toa 9 được cách ly tập trung. Vì 2 vị khách người Anh chỉ lên tàu ngủ qua đêm đến Huế rồi rời đi nên các nhân viên tổ tàu không tiếp xúc và không phải cách ly. Tương tự, đoàn tàu SE3 ngày 6/3 đón 4 vị khách từng đi chuyến bay VN0054 lên toa số 10. Khi đến Đà Nẵng, các vị khách được đưa vào phòng cách ly tại ga, sau đó Sở Y tế Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm. Ngành đường sắt đã cắt lại toa số 10 ở Đà Nẵng để khử trùng. Do thời gian khách ở trên tàu hơn hơn nửa ngày và có khả năng hành khách di chuyển trên tàu, nên toàn bộ tổ tàu với 22 nhân viên phải cách ly tại nhà. Ngoài ra, các đơn vị đường sắt đã gửi danh sách người Việt đi các đoàn tàu nêu trên tới địa phương (nơi cư trú) để áp dụng biện pháp phòng dịch. Đến chiều 9/3, Việt Nam ghi nhận 31 ca dương tính với nCoV, trong đó 16 người đã khỏi bệnh, 15 người mới phát hiện (14 người liên quan đến chuyến bay VN0054, một người trở về từ Daegu, Hàn Quốc). Theo VnExpress |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp