Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

FLC lỗ gần 1.900 tỷ đồng sau 9 tháng

Doanh nghiệp

31/10/2022 18:37

Theo báo cáo kinh doanh, doanh thu thuần quý 3 của FLC giảm tới 70% so với cùng kỳ về mức 429,3 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến Công ty báo lỗ gộp hơn 96 tỷ đồng trong quý 3.

Kết quả ở hoạt động tài chính tiêu cực hơn so với cùng kỳ với doanh thu giảm 93% còn gần 18 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng 58% lên gần 106 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm 85 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với quý 3 năm trước.

Kết quả kinh doanh của FLC tiếp tục chịu thêm gánh nặng từ các công ty liên doanh liên kết khi phải ghi lỗ tới 318 tỷ đồng trong quý 3, cao hơn 65% so với con số cùng kỳ.

Chưa dừng lại, FLC còn phải gánh thêm khoản chi phí quản lý doanh nghiệp gấp gần 2,5 lần quý 3 năm trước, tăng lên 267 tỷ đồng.

Tổng kết lại, FLC báo lỗ ròng gần 782 tỷ đồng (cùng kỳ có lãi 5,3 tỷ đồng).

Lũy kế 9 tháng đầu năm, FLC thu gần 2.100 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 62% so với cùng kỳ. Lỗ gộp 6,5 tỷ đồng. Công ty ghi lỗ từ công ty liên doanh liên kết hơn 900 tỷ đồng. Trong 9 tháng, lỗ ròng của FLC lên tới gần 1.900 tỷ đồng.

Doanh thu trong kỳ sụt giảm chủ yếu do doanh thu bán hàng hóa và kinh doanh bất động sản, lần lượt giảm 80% và 63% xuống còn 621,8 tỷ đồng và 566,7 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu cung cấp dịch vụ của FLC lại tăng tới 40% lên hơn 950 tỷ đồng. Tuy vậy, giá vốn cung cấp dịch vụ lên tới gần 1.200 tỷ đồng là nguyên nhân chủ yếu khiến FLC lỗ gộp trong 9 tháng đầu năm, theo VietstockFinance.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh của FLC chủ yếu là do chi phí dự phòng và chi phí dịch vụ mua ngoài. Trong 3 quý đầu năm 2022, chi phí dự phòng của FLC lên tới 195 tỷ đồng và hơn 250 tỷ đồng chi phí dịch vụ mua ngoài.

Tổng tài sản của FLC tới cuối quý 3 đạt hơn 36.200 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tới 15.700 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Trong đó, phải thu về cho vay ngắn hạn chiếm gần 7.400 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm.

FLC đang nắm giữ 174 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh, giảm 34% so với đầu năm. Danh mục này khiến FLC phải ghi dự phòng gần 150 tỷ đồng.

Sau 9 tháng, FLC lỗ gần 1.900 tỷ đồng - Ảnh 2.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2022 của FLC

Ở phần đầu tư dài hạn, FLC ghi nhận giá trị đầu tư gần 4.200 tỷ đồng, dự phòng gần 5 tỷ đồng.

Khoản đầu tư vào CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways, BAV) có giá gốc hơn 4.000 tỷ đồng, ghi nhận lỗ 1.270 tỷ đồng. 

Cơ cấu nguồn vốn của FLC đang tới phần lớn từ nợ phải trả. Tính tới 30/9, nợ phải trả lên tới gần 28.300 tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm. Nợ vay tài chính chiếm hơn 5.000 tỷ đồng.

Vào cuối quý 3, FLC đang ghi nhận khoản vay ngắn hạn 621 tỷ đồng đối với ông Lê Thái Sâm - Phó Chủ tịch HĐQT.

FLC cũng công bố một số thông tin khác như một số tài sản của tập đoàn đang bị ngân hàng cưỡng chế và tiến hành các thủ tục thanh lý gồm 1 ô tô Roll Royce 30F-18788 và 1 ô tô Roll Royce 30E-13388, 1 du thuyền FLC Albatross đăng ký năm 2014.

Tập đoàn còn ký hợp đồng vào ngày 20/10 về việc chuyển nhượng công trình xây dựng trên đất tại địa chỉ 265 Cầu Giấy, Hà Nội (tòa trụ sở FLC Twin Towers) cho Công ty cổ phần Gateway Hà Nội.

Thực tế các báo cáo tài chính gần đây là do doanh nghiệp tự lập, chưa có soát xét hay kiểm toán. FLC cam kết nộp báo cáo kiểm toán năm 2021 vào cuối tháng 10 nhưng đến nay vẫn chưa công bố.

Tập đoàn cũng mới thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 4/11 để triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Trong cuộc họp này, FLC mới có thể lựa chọn đơn đơn vị kiểm toán và sau đó mới thực hiện soát xét báo cáo tài chính bán niên 2022.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement