15/08/2019 07:04
Facebook thuê nhà thầu để phiên dịch và đánh giá các đoạn ghi âm của người dùng
Theo thông báo từ Bloomberg, Facebook đã chi trả hàng trăm hợp đồng cho các nhà thầu bên ngoài để biên dịch và đánh giá các đoạn ghi âm của người dùng.
Facebook cho biết họ đã dừng việc dùng nhân viên con người để đánh giá các đoạn ghi âm này “từ hơn một tuần trước” và nhấn mạnh rằng các nhà thầu bên ngoài đã được thuê chỉ để kiểm tra xem các đoạn hội thoại ẩn danh có được biên dịch chính xác trong ứng dụng Messenger hay không.
Từ năm 2015, Messenger đã cung cấp tính năng để biên dịch các đoạn ghi âm thành văn bản – Voice to Text, cho dù mặc định nó được tắt. Facebook tuyên bố rằng chỉ những người chọn bật tính năng này mới có các đoạn hội thoại ghi âm được các nhà thầu bên thứ ba đánh giá.
Tuy nhiên, chỉ cần một người trong nhóm chat của bạn đồng ý cho Facebook biên dịch đoạn hội thoại, bất kỳ đoạn âm thanh nào trong luồng chat đó cũng sẽ được biên dịch, cho dù ai là người gửi chúng lên đi nữa.
Đáng ngại hơn, Facebook lại không hề đề cập đến việc dùng các nhân viên con người để đánh giá và biên dịch những đoạn ghi âm này, cho dù trong trang hỗ trợ hay điều khoản dịch vụ của Facebook. Trong khi đó trang hỗ trợ chỉ ghi rằng: “Tính năng Voice to Text sử dụng máy học. Bạn càng sử dụng nhiều tính năng này, Voice to Text càng giúp bạn nhiều hơn.”
Facebook thuê nhà thầu để biên dịch và đánh giá các đoạn ghi âm của người dùng. |
Báo cáo của Bloomberg cho biết: “Facebook nói rằng các hệ thống của họ tự động xử lý nội dung và các đoạn liên lạc giữa bạn và người khác để phân tích bối cảnh và những gì bên trong nó. Họ không hề đề cập đến việc có người khác đang quét nội dung này.”
Trong trang điều khoản dịch vụ, Facebook chỉ nói về những nhà thầu bên thứ ba như những người “hỗ trợ cho việc kinh doanh của chúng tôi” bằng cách “phân tích các sản phẩm của chúng tôi đã được sử dụng như thế nào“.
Báo cáo này đến vào thời điểm hàng loạt ông lớn trong làng công nghệ như Google, Apple, Microsoft và Amazon đều bị phát hiện sử dụng các nhân viên con người để nghe các đoạn ghi âm thu được thông qua các sản phẩm trợ lý ảo mà không làm rõ với người dùng. Sau khi bị phát hiện, các hãng công nghệ đều cho biết đã dừng việc này, hoặc cho phép người dùng lựa chọn có sử dụng tính năng đó hay không.
Trước đó, Facebook đã chi trả cho hàng trăm đối tác để nghe lén những cuộc hội thoại của người dùng nhằm phục vụ cho hệ thống AI của mình. Trong hoạt động này, các nhà thầu được Facebook thuê để kiểm tra năng lực của hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mà Facebook sử dụng trong diễn giải các thông điệp từ người dùng.
Bloomberg nói rắng, vụ bê bối mới này của Facebook được tiết lộ bởi chính những nhân viên hiện đang được mạng xã hội này giao nhiệm vụ chuyển đổi các đoạn trò chuyện riêng tư bằng âm thanh của người dùng gửi đi qua ứng dụng nhắn tin Messenger thành văn bản. Thậm chí, những đoạn hội thoại này còn có cả nhưng nội dung nhạy cảm.
Đại diện Facebbok hôm thứ ba tuần trước cho rằng "Giống như Apple và Google, chúng tôi đã tạm dừng việc dùng người nghe lại các bản thu âm từ hơn một tuần trước".
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Facebook bị cáo buộc nghe trộm, đọc trộm thông tin của người dùng. Hồi năm 2018, Facebook cũng từng thừa nhận đọc trộm tin nhắn của người dùng trên ứng dụng Facebook Messenger.
Thời điểm đó, sau khi vụ việc bị vỡ lở, Facebook lý giải cho hành vi ấy là việc sử dụng các công cụ tự động tương tự để quét các cuộc hội thoại như để theo dõi các thông tin phát tán công khai trên mạng xã hội.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp