Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Eximbank táo bạo tổ chức hai đại hội trong cùng một ngày

Chứng khoán

17/06/2020 15:13

Sáng 30/6, Eximbank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 thông qua các chỉ tiêu kinh doanh năm 2020. Chiều cùng ngày, nhà băng này sẽ tổ chức đại hội bất thường, theo kiến nghị của cổ đông Nhật SMBC, về việc giảm cơ cấu thành viên HĐQT ngân hàng.

Eximbank là ngân hàng duy nhất năm 2019 không tổ chức được đại hội cổ đông, sau nhiều lần tổ chức bất thành, vì mâu thuẫn gay gắt xung quanh chiếc ghế chủ tịch HĐQT.

Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, diễn ra vào ngày 30/6 tới. Nhà băng này cũng công bố một loạt báo cáo kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận hai năm 2018, 2019 và mục tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2020.

Ngay khi kết thúc Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, chiều cùng ngày, Eximbank cũng sẽ tổ chức luôn đại hội đồng bất thường năm 2019, theo yêu cầu của cổ đông lớn Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC).

Exim quyết định tổ chức cả 2 đại hội trong cùng ngày 30/6 tới. Đây là ngân hàng duy nhất vẫn chưa thể tổ chức đại hội cổ đông năm 2019. Ảnh: Eximbank.
Exim quyết định tổ chức cả 2 đại hội trong cùng ngày 30/6 tới. Đây là ngân hàng duy nhất vẫn chưa thể tổ chức đại hội cổ đông năm 2019. Ảnh: Eximbank.

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 diễn ra vào buổi sáng, HĐQT Eximbank sẽ trình cổ đông về kế hoạch kinh doanh năm nay. Theo đó, bất chấp ảnh hưởng đại dịch COVID-19, ngân hàng này vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 20% so với kết quả thực hiện năm 2019, đạt 1.318 tỉ đồng.

Các chỉ số tài chính khác tăng trưởng nhẹ so với năm trước, như tổng tài sản tăng 5% lên 176.000 tỉ đồng. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 6%, đạt 147.800 tỉ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 8%, đạt 122.275 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Ban lãnh đạo Eximbank cho rằng hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch COVID-19. Sự gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gây ra sụt giảm về nhu cầu tín dụng, nợ xấu có xu hướng tăng, dự phòng tín dụng phải trích lập tăng cao.

Ngân hàng cũng đã triển khai giải pháp chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp như cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, phí… Do đó, lợi nhuận sẽ bị kéo giảm trong năm nay. Tuy nhiên, với con số tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đưa ra khá cao, Ban lãnh đạo Eximbank cho rằng các chỉ tiêu kinh doanh năm 2020 đã được phân tích, đánh giá kĩ lưỡng từ các yếu tố ảnh hưởng.

Kết thúc quý I/2020, Eximbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 457 tỉ đồng, tăng đến 30% so với cùng kì năm 2019. Với kết quả này, Eximbank đã hoàn thành 35% kế hoạch lợi nhuận năm nay.

Về phương án phân phối lợi nhuận, Eximbank dự kiến trình đại hội giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ của năm 2018, 2019 với tổng cộng hơn 2.000 tỉ đồng, do ngân hàng chưa đủ điều kiện để chia cổ tức.

Lợi nhuận giữ lại sẽ được ngân hàng dùng để xử lí nợ xấu, cho đến khi toàn bộ phận trái phiếu gia hạn được thanh toán.

Eximbank sẽ mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC trong năm nay

Quyền Tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Vinh cho biết năm 2020, Eximbank sẽ tập trung triển khai mô hình phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp từng phân khúc khách hàng. Ngân hàng cũng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn, tăng tỉ trọng nguồn vốn giá thấp, hoàn thiện các sản phẩm tín dụng, tăng tỉ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng danh mục để cải thiện biên lãi cho vay; tiết giảm chi phí hoạt động, giãn tiến độ thực hiện các hạng mục xây dựng chưa cấp thiết, tăng cường quản lí chặt chẽ các hạn mức sử dụng chi phí…

Mâu thuẫn xuang quanh chiếc ghế Chủ tịch Eximbank kéo dài dai dẳng từ đầu năm 2019, khởi nguồn từ việc HĐQT ngân hàng này bất ngờ ra nghị quyết bầu bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch thay ông Lê Minh Quốc. Ảnh: Internet
Mâu thuẫn xuang quanh chiếc ghế Chủ tịch Eximbank kéo dài dai dẳng từ đầu năm 2019, khởi nguồn từ việc HĐQT ngân hàng này bất ngờ ra nghị quyết bầu bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch thay ông Lê Minh Quốc. Ảnh: Internet

Đặc biệt, ban lãnh đạo Eximbank cho hay năm nay sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lí nợ tồn đọng, tập trung xử lí nợ đã bán cho VAMC. Ngân hàng đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC vào năm nay theo định hướng tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước.

Eximbank cũng trình cổ đông xem xét chấp thuận đầu tư dự án số 7 Lê Thị Hồng Gấm (quận 1, TP.HCM) theo phương thức gân hàng góp giá trị quyền sử dụng đất, nhà đầu tư đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng và thực hiện phân chia sản phẩm phù hợp quy định pháp luật.

Ngân hàng cho biết thời gian qua, đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xin ý kiến về phương thức góp giá trị quyền sử dụng đất và phân chia sản phẩm, nhưng NHNN vẫn chưa cho ý kiến.

“Vì vậy, trong trường hợp NHNN không đồng ý cho Eximbank đầu tư với phương thức trên, thì chấp thuận cho đầu tư bằng nguồn vốn của Eximbank. Phần diện tích không sử dụng hết sẽ cho thuê theo quy định của pháp luật”, tờ trình của Eximbank cho biết.

Tổ chức ĐHCĐ bất thường để giải quyết các mâu thuẫn

Sau Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 diễn ra sáng 30/6, chiều cùng ngày, Eximbank sẽ tiếp tục tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019, theo kiến nghị của các cổ đông lớn, trong đó có cổ đông Nhật SMBC đang nắm 15% vốn tại Eximbank.

Cụ thể, cổ đông này kiến nghị phiên họp bất thường sẽ miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Yasuhiro Saitoh. Đồng thời, yêu cầu cắt giảm quy mô nhân sự HĐQT hiện tại từ 10 người xuống tối đa 7 thành viên, nhưng vẫn đảm bảo không thấp hơn 5 người. Cổ đông này cho rằng cơ cấu hiện nay đã dẫn đến mâu thuẫn liên tục.

Cổ đông lớn SMBC của Eximbank còn nhấn mạnh các vấn đề họp Đại hội đồng cổ đông bất thường mà cổ đông quan tâm nhất thuộc về năm tài chính 2019, nhưng chưa được giải quyết và bị trì hoãn trong thời gian dài. Do đó, một cuộc họp đại hội bất thường để giải quyết các vấn đề này là một nhu cầu cấp thiết.

Đến nay, Eximbank vẫn chưa thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 sau nhiều lần tổ chức bất thành, do liên tục xảy ra các tranh chấp xoay quanh “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT từ đầu năm 2019.

“Ghế nóng” này liên tục thay đổi, từ các ông Lê Minh Quốc, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh. Có thời điểm ông Cao Xuân Ninh đã có đơn từ nhiệm chức Chủ tịch sau đại hội lần hai bất thành hôm 21/6/2019.

Lí do ông Ninh từ chức được cho là việc điều hành, quản trị khó khăn do các nhóm cổ đông tại ngân hàng có nhiều bất đồng khó dung hòa. Tuy nhiên, đến nay, ông Cao Xuân Ninh vẫn là người giữ ghế Chủ tịch tại nhà băng này.

NGUYÊN PHƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement