Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đừng phó mặc con với internet

Dân sinh

22/01/2017 10:55

Câu chuyện những video clip với hình ảnh phản cảm gắn mác dành cho trẻ em lan truyền trên internet một lần nữa cảnh báo quý vị phụ huynh trong việc lựa chọn, kiểm soát kênh, hình thức giải trí phù hợp cho con em mình.

Theo ông Võ Đỗ Thắng -giám đốc trung tâm đào tạo quản trị mạng và an ninh mạng quốc tế Athena cho biết hiện trên internet có rất nhiều nội dung không phù hợp, thậm chí là dung tục nhưng vẫn núp dưới lớp vỏdành cho trẻ em.

Vì thế, nếu cha mẹ thiếu kiến thức, không xây dựng “tường lửa” bảo vệ con thì rất có thể trẻ sẽ xem những clips này và bị ảnh hưởng.

Đừng phó mặc con cho internet

ThS tâm lý lâm sàng Vũ Cẩm Vân, Bệnh viện ĐH Y dược, phân tích: Trẻ luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học hỏi và bắt chước thế giới xung quanh, từ những điều trẻ quan sát được trong cuộc sống. Khi gặp lại những nhân vật, hình ảnh đã từng xem và yêu thích, trẻ sẽ có sự hứng thú, tò mò.

Nếu những nhân vật, câu chuyện mà trẻ xem có tạo hình, ngôn từ, nội dung phản cảm, dung tục, bạo lực… thì có thể trẻ sẽ bắt chước theo, lặp lại hành động, lời nói đó mà không phân biệt đúng, sai.

“Có những hình ảnh làm trẻ bị ám ảnh, kích thích sự phát triển sớm, dẫn đến hành vi bắt chước không kiểm soát. Thêm nữa, những hình ảnh bạo lực, ghê rợn cũng sẽ làm trẻ sợ hãi, dẫn đến những căng thẳng, bất an và bị rối nhiễu về tâm lý”, ThS Vũ Cẩm Vân nói.

Theo ThS Vũ Cẩm Vân, ý thức được những hiểm nguy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của con mình, phụ huynh phải có sự chọn lọc kỹ càng khi cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ và thế giới mạng.

Cha mẹ cần dành thời gian ở bên cạnh, định hướng và chọn ra những nội dung phù hợp, có tính nhân văn, giáo dục, giải trí nhẹ nhàng để xem cùng với trẻ. Tuy nhiên, phải nhớ rằng không thiết bị nào có thể thay thế được tình cảm, sự gần gũi của cha mẹ và con cái.

Thay vì cho con đồ chơi hay đưa con thiết bị công nghệ rồi đi làm chuyện khác, cha mẹ nên cố gắng dành thời gian kể chuyện, đọc sách, chơi cùng con để gắn kết tình cảm gia đình.

Một bé gái đọc sách cùng mẹ

Xây dựng “tường lửa” bảo vệ con

Theo chuyên gia an ninh mạng Võ Đỗ Thắng, trước hếtcha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về internet hoặc có thể tìm đến các chuyên gia để được tư vấn trước khi cho con bước vào thế giới rộng lớn của internet.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cân nhắc không cài đặt những phần mềm xem video có sẵn khi chưa thiết lập được cách sàng lọc những video có nội dung không phù hợp hiện ra khi con sử dụng. Quan trọng nhất là phải kiểm soát thật kỹ và bảo đảm những gì con xem trên mạng là an toàn cho trẻ.

Hiện nay, theo ông Thắng, có một số phần mềm công nghệ cho phép đăng ký hiển thị những nội dung tương ứng với thiết lập của cha mẹ. Phụ huynh nên tham khảo và cài đặt những từ khóa để lọc những nội dung phản cảm có thể xuất hiện khi con lên mạng.

“Cha mẹ nên chuẩn bị trước bằng nhiều cách chứ đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” vì thời gian cha mẹ lơ là có thể bé đã xem nhiều nội dung bạo lực, dung tục… trên mạng mà cha mẹ không hề hay biết”, ông Võ Đỗ Thắng cảnh báo.

Cẩn trọng khi làm sản phẩm giải trí cho trẻ em

Đạo diễn, tác giả Lương Duyên, người thực hiện khá nhiều vở kịch dành cho thiếu nhi cho biết phải rất cẩn trọng khi làm các sản phẩm dành cho các bé. Câu chuyện phải có sức hấp dẫn, dí dỏm để trẻ theo dõi thường xuyên và qua đó sẽ lồng ghép những giá trị, thông điệp để các em tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Cách dàn dựng, diễn xuất, lời thoại, trang phục… của diễn viên cần dễ hiểu, tránh những từ ngữ, hình ảnh lố lăng, phản cảm, bạo lực.

Người đóng các tác phẩm cho trẻ em cũng phải là người có tâm hồn tươi trẻ, yêu thiếu nhi để tạo sự gần gũi khi thể hiện.

“Nếu có các cuộc đối đầu giữa hai phe thiện-ác, tôi sẽ cố gắng dàn dựng theo kiểu dí dỏm, hài hước, tránh bạo lực, tránh đưa đến những ác cảm cho các em. Có thể thay bằng các trò chơi, thách đố về trí tuệ chẳng hạn. Còn nếu dùng những chất liệu, nhân vật có sẵn thì phải chọn nhân vật có ấn tượng tốt với các bé, tạo hình, tính cách, thoại phải dễ thương và có tính giáo dục”, đạo diễn Lương Duyên chia sẻ.

Theo VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN (Tuổi trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement