Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dùng hóa đơn tiền điện để vay tín chấp như thế nào?

Chính sách - Hạ tầng

18/12/2018 01:17

Vay tín chấp theo hóa đơn tiền điện là sản phẩm vay của các ngân hàng dành cho cá nhân đang đứng tên trên hóa đơn điện sử dụng trong sinh hoạt.

Vay không cần thế chấp tài sản

Tín chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Vay tín chấp hay còn được gọi là vay không cần tài sản đảm bảo, người vay tiền có thể nhận được khoản tiền vay mong muốn mà không phải thế chấp tài sản hay bất cứ điều kiện bảo lãnh nào khi vay tiền.

Căn cứ để duyệt vay khi dùng hóa đơn điện để vay tín chấp là số tiền điện phát sinh hàng tháng, tiền điện càng cao lãi suất càng thấp và không yêu cầu người vay phải là chủ hộ.

Đối chiếu quy định tại Điều 345 Bộ luật Dân sự 2015, việc cho vay tín chấp bằng hóa đơn tiền điện phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay.

Vì đây là chương trình cho vay không thế chấp nên uy tín của người vay được đặt lên hàng đầu và các ngân hàng xét duyệt rất nghiêm ngặt.

  Dùng hóa đơn điện để vay tín chấp như thế nào? (Ảnh minh họa)

Dùng hóa đơn điện để vay tín chấp như thế nào? (Ảnh minh họa)

Nghĩa vụ thanh toán khi vay tín chấp

Trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người vay theo hợp đồng vay tiền cũng như theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu người vay mất khả năng thanh toán phía Ngân hàng có thể khởi kiện ra Tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc... theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Sau khi có bản án của tòa án bên ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật.

(Nguồn: LuatVietnam.vn)

XUÂN NHƠN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement