Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đừng để ODA trở thành 'sát thủ' của nền kinh tế

Tài chính

18/08/2017 05:00

ODA thật sự rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế VN, nhưng kèm theo đó luôn là những điều kiện rất gắt gao và những khoản nợ “vay hôm nay trả về sau” - Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh trong cuộc trao đổi cùng DĐDN.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, khi một nước đem tiền thuế của dân đi cho hoặc cho nước khác vay với lãi suất rất ưu đãi thì nó phải hàm chứa nhiều mục tiêu. Họ tài trợ các dự án đường sá, hạ tầng, hành lang pháp lý… mục đích để các Cty của họ vào đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.

- Theo ông, liệu còn những góc tối nào từ nguồn này mà chúng ta không thể không nói đến?

ODA đến, nước nhận viện trợ cũng phải có vốn đối ứng để cùng thực thi dự án. Vì vậy, trong dự án ODA ở VN bao giờ cũng có tiền thuế của người dân VN. Nên nó hoàn toàn không phải “bình sữa” từ bên ngoài đưa vào và đôi khi dùng vốn ODA còn đắt hơn cả vốn trong nước.

- Có ý kiến từng ví von ODA là “sát thủ kinh tế” hay còn gọi là bẫy ODA. Quan điểm của ông?

ODA là tiền vay, cho dù vay ưu đãi cũng phải trả nợ. ODA cũng không phải không có rủi ro, nhất là rủi ro tỷ giá.
Với những nước đang trong giai đoạn phát triển như VN, thường rất chú ý đến nguồn lực này. Đây là nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu không biết tận dụng thì ví nó như một “sát thủ” cũng rất đúng.

“Sát thủ” này sẽ đem đến hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế đất nước là những món nợ “chồng chất” một khi đầu tư không hiệu quả. Cụ thể, nếu không biết “thu vén” thì vốn ODA vay về cũng sẽ bị “rơi rụng” hết, và cuối cùng là tự biến mình thành một “công trường” để nước cho vay thu lợi.

- Vậy, theo ông chúng ta cần làm gì để nguồn lực này phát huy hiệu quả?

Với một số dự án ODA quy mô lớn, tính chất công nghệ phức tạp hay quá mới, chúng ta nên thuê tư vấn nước ngoài quản lý dự án, không phải là tư vấn nước tài trợ ODA. Kiên quyết không nhận những dự án ODA mà Việt Nam không kiểm soát được chi phí hoặc bất lợi trong việc trả nợ về sau.

Với các dự án hạ tầng, không thể để tiếp diễn câu chuyện “vừa thiết kế vừa thi công” để tránh tình trạng đội giá không cách gì kiểm soát.

- Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN VIỆT (Diễn đàn Doanh nghiệp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement