Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đừng để 10 năm sau lại vật vã cắt bỏ "giấy phép con"

Tài chính

12/02/2017 07:40

Cơ chế kiểm soát điều kiện kinh doanh đã có nhưng gần như không được thực hiện.

Nguy cơ và nỗi lo về nạn giấy phép con trong năm 2017 vẫn còn nguyên, nếu không có sự nỗ lực nào trong việc rà soát, đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống và bãi bỏ những điều kiện không còn cần thiết, không hợp lý.

Đầu năm mới, PV.VietNamNetcó cuộc trao đổi với ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (CIEM) xung quanh vấn đề cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Không khó nếu thực sự mong cải cách

Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định xây dựng mộtChính phủ liêm chính, kiến tạo,minh bạch, tạo điều kiện cho người dân, DN phát triển. Trong năm qua, ông thấy tinh thần đó được thể hiện qua những hành động như thế nào?

- Ông Phan Đức Hiếu:Ngay từ đầu, Chính phủ đã phát đi thông điệp rất rõ là cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thể hiện trong Nghị quyết 19, Nghị quyết 35.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Xét về mặt hành động, Chính phủ đã làm được một số việc. Trước hết là việc thực hiện đúng Luật Đầu tư 2014, rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh được ban hành trái thẩm quyền. Cụ thể như cấm các bộ, ngành, UBND không được tự ý ban hành các điều kiện đầu tư kinh doanh.

Quy định này có từ năm 2000, nhưng 15 năm sau, Chính phủ nhiệm kỳ này mới làm được. Qua đó,môi trường kinh doanh,ở chừng mực nào đó, có sự cải thiện.

Tuy nhiên, đến nay, chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 82/190 nền kinh tế, chỉ đạt mức trung bình của thế giới. Điều này đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn để cải cách tiếp.

Vừa rồiBộ Công Thươngđã bãi bỏ một loạt văn bản cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Đây là quy định đã tồn tại nhiều năm, DN nhiều lần kiến nghị nhưng khi Bộ trưởng mới quyết bỏ thì diễn ra nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ là do người đứng đầu có muốn làm hay không thôi, phải không ông?

- Tôi rất chia sẻ ý kiến trên. Trong công cuộc cải cách này, đôi khi cải cách không thể thuộc về số đông được. Cải cách có nghĩa từ một số ít, nếu thuộc về số đông thì thành tự nguyện rồi, khi ấy thì không gọi là cải cách. Cải cách khi số đông làm chưa tốt, bắt buộc số ít phải bắt tay làm lại.

Quyết tâm của người đứng đầu rất quan trọng. Nếu như bộ nào có người lãnh đạo có quyết tâm lớn và có một mong muốn thực sự cải cách thì không có gì khó. Bộ Công Thương là minh chứng rất rõ ràng.

Có bao giờ ông nghe DN phàn nàn rằng chán góp ý, chán kiến nghị rồi vì nói mãi không ai nghe không, thưa ông?

- Cái đó thì phổ biến. Bây giờ mời DN đến góp ý chính sách thì số lượng DN đến ít hơn trước nhiều. Có thể có nhiều kênh đóng góp khác nhau và mức độ tham vấn chừng mực nào đó rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, việc DN góp ý nhiều lần, nhiều chỗ, nhiều nơi mà không được tiếp thu, giải trình thuyết phục cũng còn không ít. Điều đó dẫn đến mất niềm tin của DN. Như vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chính sách sau này. Phải thừa nhận một thực tế như vậy.

Biếm họa về giấy phép con trên Báo Nhân dân

Đừng để 10 năm sau lại vật vã bỏ 'giấy phép con'

Từ năm 2000, chúng ta đã trải qua một đợt rà soát bãi bỏ hàng trăm điều kiện kinh doanh, nhưng sau đó lại tái diễn nạn giấy phép con. Theo ông, cơ chế kiểm soát nào để ngăn chặn vấn nạn này, để 5 năm, 10 năm sau chúng ta không phải huy động toàn hệ thống chính trị vào những đợt rà soát?

- Điều kiện kinh doanh là một loại rào cản về gia nhập thị trường. Cho đến nay, chúng ta chưa rà soát được một cách tổng thể, hệ thống các điều kiện kinh doanh, đánh giá chất lượng của các điều kiện kinh doanh đã được ban hành.

Năm 2016, chúng ta chủ yếu mới rà soát các điều kiện kinh doanh ban hành trái thẩm quyền, còn lại, tất cả các điều kiện kinh doanh khác thì chưa.

Cơ chế kiểm soát về điều kiện kinh doanh đến nay đã được ban hành, ít nhất là đã được luật hóa rõ hơn rất nhiều so với trước đây.

Ví dụ, Luật Đầu tư có quy định phải minh bạch hóacác điều kiện kinh doanh. Khi có thay đổi danh mục ngành nghề kinh doanh và điều kiện kinh doanh tương ứng thì phải gửi cập nhật đó cho Bộ KH-ĐT, để Bộ này công khai lên trang tin điện tử.

Nhưng, đến nay, danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gần như không được cập nhật từ khi công bố lần đầu, cách đây hơn một năm.

Hay, khi ban hành mới một điều kiện kinh doanh, các bộ ngành cũng phải gửi Bộ KH-ĐT bản đánh giá tác động. Nếu các bên thống nhất được với nhau về sự cần thiết, khi đó mới làm các thủ tục ban hành. Song, thủ tục đó gần như cũng chưa được thực hiện, hoặc thực hiện một cách thiếu nghiêm túc.

Như vậy, cơ chế kiểm soát điều kiện kinh doanh đã có nhưng gần như không được thực hiện.

Điều đó cho thấy nguy cơ và nỗi lo về điều kiện kinh doanh trong năm 2017 vẫn còn nguyên nếu không có sự nỗ lực nào trong việc rà soát, đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống và bãi bỏ những điều kiện kinh doanh không còn cần thiết, không hợp lý.

Có nghĩa nguy cơ 5, 10 năm sau chúng ta có thể lại mất tiền của, chi phí để lại làm các đợt rà soát giấy phép con này?

- Chắc chắn! Nếu như chúng ta không làm tốt cơ chế thường xuyên rà soát và kiểm soát việc ban hành mới các điều kiện kinh doanh.

- Xin cảm ơn ông!

Theo LƯƠNG BẰNG (Vietnamnet)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement