04/03/2017 07:30
Đừng bao giờ nói những câu nói này nếu không muốn con thất bại trong cuộc sống
Đừng xem thường đầu óc trẻ thơ, những câu nói của chúng ta ảnh hưởng đến chúng nhiều hơn bạn nghĩ đấy.
Sinh con ra đã khổ nhọc,nuôi dạy concòn khó khăn và lắm chông gai hơn. Bố mẹ đóng vai trò rất lớn trong quá trình lớn lên của con cái.
Thế nên, các bậc phụ huynh cũng nên học cách nói với con giúp chúng phát triển tốt hơn cả về nhân cách lẫn nhận thức cuộc sống. Sau đây là những câu nói bạn tuyệt đối không nên nói trước mặt các con.
“Bẩn lắm, con không được nghịch”
Trẻ con luôn tò mò và muốn khám phá thế giới bên ngoài và người lớn lúc nào cũng muốn con cái của mình sạch sẽ, khôngnghịch bẩn.
Xét về mặt tích cực, câu nói này thể hiện sự quan tâm của bố mẹ nhưng nó đồng thời cũng dập tắt sự kích thích muốn tìm hiểu về mọi thứ xung quanh của bé. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của chúng.
“Để bố/ mẹ làm giúp cho”
Đừng thể hiện tình yêu thương con cái bằng những lời đề nghị giúp đỡ những việc nhỏ nhặt nhất như thế này bởi thời gian dài sẽ làm chúng mất đi bản tính tự lập và bắt đầu dựa dẫm vào cha mẹ bất cứ mọi hoàn cảnh. Thử hỏi giúp con được lúc này nhưng bạn có thể theo chúng cả đời để chăm lo hay không?
“Mình đi bác sĩ lấy thuốc hay tiêm một mũi cho khỏe nha con!”
Làm cha me, ai lại chẳng lo cho sức khỏe của con, nhất là khi chúng còn nhỏ, không có sức đề kháng đủ mạnh chống lại những căn bệnh thông thường như người trưởng thành.
Thế nên, chỉ cần con ho một tiếng, bố mẹ đã lo đến mất ngủ sau đó lập tức đi mua thuốc hay đưa con đến thẳng bệnh viện mà không kiểm tra thật kĩ.
Điều này thực chất sẽ làm phản tác dụng chữa bệnh, biến đứa trẻ trở nên yếu ớt, mất đi sức đề kháng, dễ bị bệnh, ỷ lại vào thuốc và nặng hơn cả là mắc bệnh nan y.
“Đừng làm bẩn quần áo đó”, “Nước lạnh lắm”, “Đừng làm bể chén”
Bố mẹ chính là tấm gương cho con cái noi theo. Cộng thêm bản chất tò mò, chúng thường hay bắt chước và làm theo những hành động của người lớn. Thế nhưng, một số phụ huynh muốn bảo bọc, không muốn con động vào bất cứ thứ gì có thể gây hại.
Trẻ con chỉ xem đấy là niềm vui nhưng khi nghe được những câu nói ấy, chúng sẽ cảm thấy công việc là một nỗi khổ cực, động vào đâu cũng bị la. Từ đó, trẻ dần mất đi khí phách và ý chí kiên cường vốn có.
“Con phải học chăm, nghe thầy cô giảng bài, không hiểu không được phát biểu lung tung”
Một trong những khuyết điểm của các bậc phụ huynh là sợ bị mất mặt. Từ câu nói trên, chúng sẽ không dám nêu lên ý kiến cá nhân hay những câu hỏi chưa thông suốt vì sợ bạn bè, thầy cô chê cười.
Chỉ biết tiếp thu mà không động não đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không bao giờ có thể sáng tạo hay dám tư duy theo cách của riêng minh.
“Con có biết bố mẹ vì con đã phải chịu bao nhiêu vất vả không? Con được ăn ngon mặc đẹp, không phải làm bất cứ việc gì hết, tại sao chỉ việc học thôi mà cũng không nên thân, con làm bố mẹ mất mặt quá!”
Những câu nói trách móc như thế này không khiến con bạn trở nên tốt hơn đâu mà ngược lại, chúng sẽ không thể cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ và xem đó như một cuộc giao dịch sòng phẳng.
Đừng nghĩ con cái có nghĩa vụ phải sống như bố mẹ mong muốn và làm bố mẹ tự hào. Điều đó sẽ chỉ khiến con bạn cảm thấy nặng nề hơn mà thôi.
“Con chỉ cần học giỏi là được”
Cả đời bố mẹ đi làm cũng chỉ muốn dành những điều tốt nhất cho con. Và nhiệm vụ của con rất đơn giản, chỉ cần học tốt là được, không cần quan tâm đến những vấn đề khác, kể cả suy nghĩ đỡ đần bố mẹ.
Câu nói này thường được các bậc phụ huynh sử dụng phổ biến nhưng tác hại của nó chính là biến trẻ trở nên nhút nhát và không có trách nhiệm đối với những việc làm xung quanh.
“Yêu cái gì mà yêu, con yêu bằng cách nào? Học thật giỏi, nghe lời bố mẹ mới là cách thể hiện tình yêu tốt nhất”
Từ bao giờ bậc bố mẹ bắt đầu cụ thể hóa khái niệm tình yêu thương thế này? Hãy chấp nhận những lời nói hay cử chỉ thể hiện tình yêu và sự biết ơn của chúng. Đừng quá đặt nặng việc học và vô tình tạo áp lực cho con cái.
“Không sao, lớn rồi con sẽ ngoan thôi, chỉ cần học thật giỏi, những thứ khác không quan trọng”
Người ta chỉ mất 10 năm trồng cây nhưng phải tiêu tốn tận 100 năm mới có thể trồng người. Trước khi trở thành người thành đạt và có ích cho xã hội thì nhân cách của trẻ từ khi còn bé phải được rèn luyện kĩ càng.
Chẳng ai có thể đảm bảo chúng lớn lên sẽ ngoan, biết nghe lời người lớn và tất nhiên học giỏi cũng không thể thay đổi được bản tính không tốt của chúng nếu không được mài dũa từ nhỏ.
“Khi nào nó có gia đình, có vợ con rồi sẽ khác”
Ông bà ta thường nói:“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”chớ có sai. Con cái đã lớn thế kia mà tính cách đã ương bướng, chẳng biết làm việc gì, không muốn làm việc gì, chỉ quen được bố mẹ chiều chuộng thì đừng mong lập gia đình rồi chúng sẽ khác. Chẳng ai có thể thay đổi bản tính bẩm sinh của một người kể cả bố mẹ hay vợ chồng.
“Đây là sự khác biệt, con không có tiếng nói chung với chúng ta”
Khoảng cách thế hệ dễ dẫn đến những quan điểm và suy nghĩ khác nhau. Bố mẹ có lí lẽ của mình nhưng điều đó không có nghĩa là ý kiến của con cái sai. Hãy luôn tôn trọng suy nghĩ của con cái từ đó có thể hiểu chúng hơn, đừng nên suốt ngày chỉ trích những khác biệt của nhau như thế,
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp