19/04/2020 15:32
Đừng bao giờ để một cuộc khủng hoảng tốt bị lãng phí, công thức 1+1=5 sẽ giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua COVID-19
Không phải loài mạnh nhất, cũng không phải loài thông minh nhất còn sống sót. Loài là thích nghi nhất với mọi thay đổi mới tồn tại”, nhà sinh vật học Charles Darwin – cha đẻ thuyết Tiến hóa.
Thời gian qua, chỉ trong vài tuần mọi thứ đã thay đổi chóng mặt. Điều duy nhất chắc chắn chính là sự không chắc chắn. Hầu hết hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng tiêu cực. Các công ty, giám đốc điều hành, doanh nhân, nhân viên và chủ doanh nghiệp đang phải đối mặt với thời điểm hoàn toàn không có gì chắc chắn và những gì ở phía trước là bất định.
Các doanh nhân đều biết rằng, những doanh nghiệp tốt nhất sẽ được sản sinh trong thời điểm tồi tệ nhất. Sở dĩ như vậy là bởi trong những thời khắc đen tối nhất, những ý tưởng táo bạo, cách làm mới có thể trở nên phù hợp. Điều mà các doanh nhân cần là sự tỏa sáng của một ý tưởng tuyệt vời.
Những công ty, sản phẩm, trào lưu mới nào sẽ được sinh ra từ tình hình bùng phát đại dịch COVID-19? Là doanh nhân và CEO đã vượt qua bong bóng dot-com (hay bong bóng Y2K. Đây là bong bóng thị trường cổ phiếu, khi cổ phiếu của các công ty công nghệ cao - nhất là các công ty mạng - được đầu cơ), thảm họa ngày 11/9 và sự sụp đổ của thị trường vào năm 2008, Kim Perell, CEO của Perell Ventures đã chứng kiến sự tàn phá tiềm tàng đối với các doanh nghiệp ngày nay. Theo bà, tác động kinh tế của những gì cả thế giới đang trải qua là chưa từng thấy, nhưng vẫn có cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.
Cuộc khủng hoảng hiện tại khiến doanh nhân có thể mất phương hướng. |
Chia sẻ trên Entrepreneur, Kim Perell cho biết tuy đáng sợ, nhưng đây cũng có thể là thời điểm để doanh nghiệp tăng trưởng. Giai đoạn hiện tại là thời gian để thử nghiệm, sáng tạo và đổi mới. Theo bà, trước tiên là phải ưu tiên ổn định hoạt động với khả năng tốt nhất của doanh nghiệp. Điều quan trọng là tiết kiệm chi tiêu, nhưng phải đảm bảo có thể thực hiện các hành động cần thiết để vượt qua khủng hoảng.
Có thể bạn muốn thực hiện những thay đổi trong doanh nghiệp của mình nhưng chưa có cơ hội và giờ là thời điểm phù hợp để hành động. Trước hết, chủ doanh nghiệp cần đánh giá năng lực thật sự của mình, xem xét lại các hợp đồng, quyết định những gì thực sự cần thiết có thể giúp điều hành doanh nghiệp.
Hãy chắc chắn rằng bạn chi tiêu một cách khôn ngoan. Xem xét lại phần tài chính của doanh nghiệp, qua đó đanh giá thực tế tình hình lỗ lãi như thế nào. Sau những bước chuẩn bị đó, đã đến lúc sắp xếp hợp lý để doanh nghiệp có thể tiến về phía trước, mà không phải chịu gánh nặng chi phí không cần thiết.
Một doanh nghiệp chưa tốt sẽ bị phơi bày rất nhiều yếu kém trong một nền kinh tế tồi tệ. Nếu một doanh nghiệp bế tắc trong hiện tại và không hoạt động tốt 6 tháng trước đó, có lẽ đã đến lúc xem lại khả năng tồn tại lâu dài của doanh nghiệp đó.
Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: "Đừng bao giờ để một cuộc khủng hoảng tốt bị lãng phí". Cuộc khủng hoảng lần này về mặt tích cực, là cơ hội để loại khỏi đời sống kinh tế các doanh nghiệp thật sự yếu kém, không có năng lực.
Đây cũng là thời điểm tốt để tận dụng các nguồn tài chính có sẵn. Khi đã ổn định công việc kinh doanh, đây là lúc doanh nhân tập trung vào tương lai. Dưới đây là 5 cách để giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu như đại dịch Covid-19:
1. Ứng dụng thương mại điện tử
Nếu muốn thoát khỏi hình thức kinh doanh truyền thống (không mấy phù hợp trong tình hình cách ly xã hội do đại dịch), đã đến lúc tìm đến phương tiện kỹ thuật số phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể.
Một công ty hay cửa hàng có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua thương mại điện tử. Các nhà hàng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và nhiều người đã chuyển sang nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi. Chẳng hạn, Panera Bread đã tiến một bước xa hơn, bằng cách giúp khách hàng đặt hàng trực tuyến tạp hóa, cùng với bánh mì và salad của họ.
Nếu bạn là chủ một cửa hàng, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để ra mắt một cửa hàng thương mại điện tử với bản dùng thử Shopify 90 ngày. Nếu bạn là người hướng dẫn thể dục, bạn có thể tổ chức các lớp tập luyện thường xuyên với ứng dụng Zoom.
Nếu là một công ty thiết kế nội thất, xoay quanh các tư vấn ảo, bạn cũng có thể tạo nội dung với các liên kết để khách hàng mua sản phẩm. Các công ty bất động sản đã để tạo ra các nội dung từ các chuyến tham quan 3D, truyền hình trực tiếp và các cuộc dạo chơi ảo... nhằm giới thiệu sản phẩm.
Một ví dụ khác, đó là một cửa hàng rượu cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà, đồng thời thực hiện các khóa dạy pha chế cocktail và các buổi thử rượu qua ứng dụng Zoom. Khi mọi người bị kẹt ở nhà, nhu cầu về nội dung trực tuyến tăng cao hơn bao giờ hết.
Hãy tự hỏi: Những gì doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp trực tuyến?
2. Tận dụng tài sản, tài nguyên sẵn có
Tận dụng tài sản và tài nguyên hiện có của doanh nghiệp và sắp xếp chúng phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng. Đánh giá thật chính xác những gì doanh nghiệp có thể thay đổi để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng?
Nhiều doanh nghiệp thuộc mọi quy mô gần đây đã thành công trong cố gắng tạo ra những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Các nhà sản xuất mỹ phẩm như LVMH, công ty sở hữu các nhãn hiệu nước hoa và các mặt hàng trang điểm xa xỉ, đã chuyển sang sản xuất nước rửa tay, tận dụng chuyên môn và khả năng sản xuất của họ. Các nhà sản xuất hàng thời trang lớn như Gap, Nike, Zara và Brooks Brothers đang sử dụng các nhà máy của họ để sản xuất đồ bảo hộ y tế.
Hãy tự hỏi: Hiện tại mọi người cần gì nhất? Làm thế nào công ty của bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó với các tài nguyên hiện có? Nếu doanh nghiệp không thể vận hành trong hoàn cảnh hiện tại, có cách nào chuyển hướng sang ứng dụng ương mại điện tử?
3. Tăng niềm tin nơi khách hàng
Hãy trung thực, rõ ràng và minh bạch về những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời, cho khách hàng biết họ có thể hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào. Khách hàng “ruột” là nhà vô địch trong việc nuôi sống doanh nghiệp và là đại sứ thương hiệu của bạn.
Tiếp tục duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng qua các hình thức giao tiếp trực tiếp hay các bản tin và thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Qua đó, cho khách hàng thấy rằng được quan tâm. Đây chính là vấn đề niềm tin.
Với việc mọi người dành nhiều thời gian hơn trên mạng, đây là thời điểm tuyệt vời để chia sẻ nội dung phù hợp và hấp dẫn liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Doanh nghiệp cần tìm ra cách tốt nhất để thu hút khách hàng và làm như vậy theo những cách sáng tạo.
Hãy tự hỏi: Làm thế nào để giao tiếp tốt nhất với khách hàng của mình? Doanh nghiệp có thể làm gì để khuyến khích khách hàng hiện tại hỗ trợ mình? Các doanh nghiệp khác đang làm gì để thu hút khách hàng, cách mà tôi cũng có thể học hỏi?
4. Công thức 1 1=5
Có một câu ngạn ngữ châu Phi rằng: “Nếu muốn đi nhanh, bạn hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy cùng đi với nhau”. Mục tiêu của sự hợp tác có thể là những ý tưởng mới, khám phá sức mạnh tổng hợp và tạo ra quan hệ đối tác kinh doanh mới, trong đó 1 1=5.
Công thức này là gì? Quan hệ đối tác có thể giúp cung cấp cho bạn truy cập vào cơ hội đến với khách hàng mới, sản phẩm mới hoặc thị trường mới. Những đối tác nào bạn có thể làm việc và có tài nguyên bạn có thể tận dụng?
Có đối tác nào có khả năng giúp bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho khách hàng của họ hay không? Những gì bạn có thể cung cấp cho họ để trao đổi? Có cơ hội nào cho việc kết nối các sản phẩm của nhau? Quan hệ đối tác thực sự và sự hợp tác thành công là khi đôi bên cùng có lợi.
Điều quan trọng trong việc hợp tác với các doanh nghiệp khác là để nhận được sự hỗ trợ và tiếp nhận ý tưởng mới. Khi chỉ là một doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ họa động đơn lẻ, bạn sẽ cảm thấy bị cô lập. Nhưng khi có sự hợp tác, sức mạnh sẽ và ý tưởng mới sẽ tăng lên. Do đó, bạn hãy nỗ lực kết nối nếu có cơ hội.
Nhiều công ty đã tạo nên nhiều cách hợp tác trong giai đoạn khó khăn này.
Hãy tự hỏi: Tôi có thể hợp tác với ai? Tôi thể phối hợp doanh nghiệp nào để tiếp cận lượng khách hàng của họ? Những quan hệ đối tác hiện tại sẽ cùng có lợi cho các doanh nghiệp?
5. Thử nghiệm, thất bại và tiếp tục
Chưa bao giờ có thời gian tốt hơn để thử nghiệm (và thất bại!) như hiện nay. Doanh nhân cần nhanh chóng đưa ra những ý tưởng mới với đầu tư tối thiểu, sau đó tập trung vào phân tích kết quả. Tìm phân tích và rut kinh nghiệm để điều chỉnh hướng đi sau mỗi lần vấp ngã. Không phải mọi thử nhiệm sẽ mang lại hiệu quả tích cực ngay từ đầu. Một doanh nhân thành công có thể mất nhiều nỗ lực để tìm ra những gì phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doannh của mình.
Sự kiên trì cuối cùng cũng được đền đáp. Có nhiều ví dụ điển hình về khía cạnh này. Chẳng hạn như YouTube từng là một trang web hẹn hò video. Mạng xã hội Twitter từng là một mạng podcasting (chia sẻ tập tin video và âm thanh) có tên Odeo… Ngay cả những công ty nổi tiếng và thành công nhất cũng từng gặp nhiều thất bại. Một số trong đó bạn có thể không nhớ, như: phương tiện truyền thông xã hội của Google Orkut, Coca Cola ra mắt Coke Max và điện thoại Fire của Amazon.
Hãy tự hỏi: Nếu làm một thử nghiệm nhỏ về một ý tưởng mới và nó thất bại, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì và bạn có thể học được gì từ đó? Làm thế nào có thể khám phá một quan hệ đối tác hoặc hợp tác mới có lợi cho doanh nghiệp?
Bám sát trọng tâm
Nếu bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng hiện tại, hãy nhớ rằng điều đó không chỉ xảy ra với riêng doanh nghiệp của bạn. Điều quan trọng cần nhớ là các công ty tuyệt vời có thể được xây dựng trong thời kỳ khó khăn.
Kim Perell, CEO của Perell Ventures, đã thành lập công ty đầu tiên sau khi bong bóng dot-com bùng nổ và cuối cùng doanh thu đã tăng lên hơn 100 triệu USD/năm. Nhiều công ty thành công mà bạn thấy ngày nay như WhatsApp, Uber, Credit Karma, Pinterest, Slack, Venmo và Square đều ra đời trong cuộc suy thoái năm 2008.
Hãy tập trung vào vấn đề trọng tâm của mình, đừng chạy theo những gì bạn không thể kiểm soát ... Hãy nghĩ về những gì bạn có thể nắm bắt.
Advertisement
Advertisement