Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đức sẽ hỗ trợ công nhân ngành dệt may của Việt Nam

Kinh tế thế giới

09/09/2020 09:01

Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển liên bang Đức (BMZ) thông báo, nước này sẽ hỗ trợ khoảng 2 triệu người lao động dệt may ở 7 nước (gồm Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Lào, Ethiopia và Madagascar) nhằm giúp họ vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Phát triển Gerd Müller cho biết, cuộc khủng hoảng COVID-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia châu Á và châu Phi "Các chuỗi cung ứng toàn cầu đã sụp đổ. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ, các hợp đồng bị hủy và hàng triệu người mất việc làm, trong đó các ngành công nghiệp phụ trợ, ngành dệt may bị ảnh hưởng nặng nề.

Bên cạnh đó, nhiều nhà máy thiếu bảo hộ cho người lao động trước nguy cơ lây nhiễm.

Đức sẽ hỗ trợ công nhân ngành dệt may của Việt Nam

Từ thực tế này, Chính phủ Đức sẽ chi 14,5 triệu euro để hỗ trợ 7 nước đang đặc biệt gặp khó khăn do đại dịch nhằm giúp ổn định ngành dệt may ở những nước này, qua đó hỗ trợ cho khoảng 2 triệu người lao động đang làm việc trong lĩnh vực dệt may.

Với dự án hỗ trợ này, các bà mẹ và nhất là những lao động đang đặc biệt gặp khó khăn, sẽ nhận được khoản hỗ trợ thanh toán một lần. Ngoài ra, Đức cũng sẽ hỗ trợ mở rộng quy mô xét nghiệm để bảo vệ sức khỏe y tế cho người lao động.

Các biện pháp này là một phần của Chương trình hỗ trợ khẩn cấp COVID-19 toàn cầu của Đức "Với những biện pháp này, chúng tôi đang làm cho nó có thể bảo vệ hàng trăm nghìn công việc. Vì điều này, chúng tôi đang làm việc với Quỹ Tầm nhìn Zero của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), mà chúng tôi đã khởi xướng cùng với  Bộ Lao động và Xã hội liên bang Đức (BMAS)," Bộ trưởng Bộ Phát triển Gerd Müller thông tin.

"Bài học quan trọng từ COVID-19 là cần hỗ trợ ngay lập tức cho cả doanh nghiệp trong nỗ lực tồn tại và những người lao động bị mất việc làm và thu nhập. Hỗ trợ nhân đạo tức thời như vậy phải là một phần của kế hoạch dài hạn để xây dựng trở lại tốt hơn "

Phó Tổng giám đốc ILO phụ trách các hoạt động thực địa và quan hệ đối tác, Moussa Oumarou.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement