Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đức là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khối EU

Báo cáo ngành hàng

16/08/2019 16:40

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, từ năm 2017, Đức đã nằm trong top 3 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU

CHLB Đức là một trong những thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Đặc biệt, với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa ký kết, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội đưa hàng hóa vào thị trường này.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, từ năm 2017, cùng với Hà Lan và Anh, Đức đã nằm trong top 3 đối tác thương mại lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong EU.

Cụ thể, năm 2017, tổng kim ngạch 2 chiều giữa Việt Nam - Đức đạt 9,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,3 tỷ USD; năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hai chiều tăng lên trên 10 tỷ USD, Việt Nam xuất khẩu 6,86 tỷ USD.

6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang Đức hơn 3,33 tỷ USD. Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu đạt giá trị cao phải kể đến như da giày, túi xách, dệt may, thủy sản...

Xuất khẩu sang Đức 6 tháng đầu năm giảm 4,7% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018; trong đó nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch giảm 14,1%, đạt 911,87 triệu USD, chiếm 27,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.

Đức thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam trong khối EU.
Đức thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam trong khối EU.

Tiếp sau đó là nhóm hàng giày dép đạt 486,95 triệu USD, chiếm 14,6% trong tổng kim ngạch, tăng 5,9% so với cùng kỳ; dệt may đạt 365,35 triệu USD, chiếm 11%, giảm 2,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 277,05 triệu USD, chiếm 8,3%, giảm 8%; cà phê 214,4 triệu USD, chiếm 6,4%, giảm 13,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 196,94 triệu USD, chiếm 5,9%, tăng 2,6%.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 28 thành viên của EU ký EVFTA với Việt Nam, Đức là đối tác thương mại lớn nhất. Tới đây, với sự hậu thuẫn từ EVFTA, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này.

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, các nước thành viên EU cam kết 85,6% dòng thuế được giảm ngay. Và, theo lộ trình sau 7 năm tiếp theo, 99,2% dòng thuế (tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU) sẽ về 0%.

Các chuyên gia cho rằng, so với Luật chung của EU, Luật của Đức nghiêm ngặt hơn. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, cần chú trọng đến 3 tiêu chuẩn: Chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, thương hiệu, sản phẩm nào đã vào được Đức cũng đồng nghĩa với cơ hội vào được các thị trường khác trong khối EU.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn kỹ thuật, thuế suất. Cuối cùng, để tiếp cận thị trường này hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần tham gia các hội chợ, triển lãm tại nước này.

Để giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Đức, năm 2019, Bộ Công Thương phối hợp với dự án SIPPO của Thụy Sĩ và các đối tác triển khai Chương trình Xúc tiến thương mại và đầu tư tại Đức từ tháng 6 đến tháng 12/2019. Các doanh nghiệp sẽ được tập huấn về nhu cầu thị trường, chuẩn bị hàng mẫu, tài liệu marketing...

Xuất khẩu hàng hóa sang Đức 6 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 6/2019

/- so với tháng 5/2019 (%) *

6 tháng đầu năm/2019

/- so với cùng kỳ (%) *

Tổng kim ngạch XK

542.195.523

-5,78

3.327.882.089

-4,74

Điện thoại các loại và linh kiện

136.330.821

15,69

911.869.992

-14,09

Giày dép các loại

83.092.900

-17,04

486.948.985

5,85

Hàng dệt, may

78.084.279

-0,62

365.346.395

-2,63

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

37.446.850

-29,19

277.047.005

-8,01

Hàng hóa khác

39.867.549

5,11

228.333.549

 

Cà phê

38.817.631

7,13

214.395.969

-13,64

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

30.183.495

-12,09

196.938.855

2,56

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

14.181.292

-30,58

96.305.909

13,73

Hàng thủy sản

15.928.658

-4,64

90.598.021

-4,24

Sản phẩm từ chất dẻo

11.107.370

-16,89

67.965.640

11,42

Hạt điều

10.945.040

-15,24

63.641.622

19,13

Gỗ và sản phẩm gỗ

4.619.902

-40,49

62.496.051

17,82

Sản phẩm từ sắt thép

9.431.707

0,62

57.272.647

11,02

Phương tiện vận tải và phụ tùng

7.970.363

-10,99

54.526.019

-6,1

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

4.737.731

-5,8

25.926.906

-22,39

Hạt tiêu

3.670.642

-36,47

20.615.374

7,89

Cao su

2.586.608

26,63

20.329.657

-27,55

Sản phẩm từ cao su

2.521.974

2,91

14.986.644

-8,49

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

2.214.914

-8,17

14.421.917

-6,02

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1.897.848

-6,72

14.406.311

8,26

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

1.526.124

-40,66

11.067.726

9,14

Hàng rau quả

722.275

-58,57

8.702.210

14,85

Sản phẩm gốm, sứ

1.018.609

-35,19

7.408.472

45,37

Kim loại thường khác và sản phẩm

1.412.073

61

6.741.182

-4,02

Sản phẩm hóa chất

599.619

27,34

3.838.343

-16,02

Giấy và các sản phẩm từ giấy

420.934

-16,3

2.451.922

202,81

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

307.383

31,54

1.672.063

-28,28

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

77.449

-63,49

843.984

-75,44

Sắt thép các loại

473.483

735,29

599.210

-78,57

Chè

 

-100

183.509

-84,35

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement