Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đức gia nhập 'câu lạc bộ' cần sa hợp pháp

Lối sống

24/02/2024 09:07

Đức vừa gia nhập một nhóm nhỏ các quốc gia và khu vực pháp lý đã hợp pháp hóa cần sa khi Bundestag thông qua luật cho phép các cá nhân và hiệp hội tình nguyện phát triển và nắm giữ số lượng hạn chế cần sa.

Luật do liên minh ba đảng cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz thông qua đã hợp pháp hóa việc trồng tối đa ba cây để tiêu dùng cá nhân và sở hữu tới 25 gram cần sa.

Tổng cộng, 407 nhà lập pháp Đức đã bỏ phiếu ủng hộ quy định mới, 226 nhà lập pháp bỏ phiếu chống và 4 nhà lập pháp bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu hôm thứ Sáu. Việc thông qua dự luật diễn ra sau một cuộc tranh luận nảy lửa về những ưu và nhược điểm của việc cho phép tiếp cận thuốc dễ dàng hơn.

Luật này cho phép người Đức tham gia các nhóm cần sa phi lợi nhuận, tối đa 500 thành viên, nơi loại cây này được trồng và mua hợp pháp. Họ sẽ không được hút cần sa tại các câu lạc bộ hoặc khu vực lân cận trường học, nhà trẻ, sân chơi, sân thể thao.

Dự luật này vẫn cần được các nghị sĩ Đức thông qua. Quốc hội Đức sẽ họp trở lại sau kỳ nghỉ hè vào ngày 4/9.

Đức gia nhập 'câu lạc bộ' cần sa hợp pháp - Ảnh 1.

Nhân viên xử lý cây cần sa tại công ty Demecan, Ebersbach, Đức, hôm 13/6. Ảnh: Reuters

Ước tính có khoảng 4,5 triệu người Đức sử dụng cần sa. Đức trở thành quốc gia thứ chín trên thế giới hợp pháp hóa việc sử dụng ma túy để giải trí. Ở các quốc gia như Úc và Mỹ, các quy định khác nhau ở mỗi địa phương trong việc sử dụng cần sa.

Động thái này khiến Đức trở thành quốc gia thứ ba ở châu Âu, sau Malta và Luxembourg, hợp pháp hóa loại ma túy này cho mục đích giải trí, loại bỏ cần sa khỏi danh sách chính thức các chất bị cấm.

Hà Lan cấm tàng trữ ma túy nhưng một số thành phố tự trị cho phép bán chúng trong các quán cà phê theo cái gọi là "chính sách khoan dung".

Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cho biết trước cuộc bỏ phiếu: "Mục đích là nhằm trấn áp thị trường chợ đen và tội phạm liên quan đến ma túy, giảm số lượng buôn bán và cắt giảm số lượng người sử dụng".

"Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên là trọng tâm mà luật này hướng tới. Không ai nên hiểu sai luật này, việc tiêu thụ cần sa đang được hợp pháp hóa, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không nguy hiểm", Lauterbach nói. 

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách theo phe bảo thủ phản đối gay gắt đề xuất này, cảnh báo rằng nó khuyến khích sử dụng cần sa và giới chức sẽ chịu gánh nặng lớn hơn.

Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) bảo thủ của Đức - đảng đối lập lớn nhất nước này, đã phản đối luật mới. Nhà lập pháp CDU Tino Sorge cho biết trong một tuyên bố: "Thay vì bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên, liên minh đang hành động như một tay buôn ma túy cấp bang". "Dự luật này sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát hoàn toàn", Armin Schuster, quan chức bang Sachsen, nói.

Cũng đã có những lời chỉ trích đáng kể về các kế hoạch từ Hiệp hội Y khoa Đức (GMA).

"Việc hợp pháp hóa cần sa dẫn đến việc tiêu thụ nhiều hơn và tầm thường hóa những rủi ro liên quan. Cần sa có thể gây nghiện và gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển. Đất nước này không cần hợp pháp hóa cần sa", Chủ tịch GMA Klaus Reinhardt cho biết hôm thứ Sáu trước cuộc bỏ phiếu.

Dự luật hợp pháp hóa cần sa là một trong những ưu tiên của liên minh chính phủ do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo. Điều này sẽ đưa Đức thành một trong những nước có chính sách cần sa tự do nhất ở châu Âu, dù dự luật có phạm vi nhỏ hơn ban đầu.

Chính phủ nước này hồi tháng 4 hủy các kế hoạch cho phép bán rộng rãi cần sa tại các cửa hàng được cấp phép, sau khi vấp phải sự phản đối từ Ủy ban châu Âu. Nhiều nước châu Âu đã hợp pháp hóa cần sa sử dụng cho mục đích y học. Chính phủ Đức phê duyệt điều này từ năm 2017.

Malta vào cuối năm 2021 trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên cho phép trồng và sở hữu lượng nhỏ cần sa để sử dụng cho mục đích cá nhân. Đức sẽ trở thành quốc gia lớn đầu tiên ở châu Âu làm vậy nếu dự luật được thông qua.

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement