Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đua theo trào lưu cho con ăn nhạt quá sẽ nguy hiểm thế nào?

Sức khỏe

24/04/2017 02:01

Cắt giảm hoàn toàn muối trong chế độ ăn của trẻ nhỏ hay cho trẻ ăn nhạt quá mức, không đủ lượng muối theo nhu cầu cần thiết… là một trong những lỗi sai gây nhiều tổn hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ mà nhiều mẹ đang mắc phải.

Đừng sợ ăn mặn mà "kiêng muối"

Với lý luận trong thực phẩm đã sẵn muối nếu bổ sung thêm muối sẽ tạo gánh nặng gây ra bệnh thận cho con, không ít bà mẹ đã cho conăn nhạttới mức cắt giảm hoàn toàn lượng muối trong khẩu phần của con. Thiếu vắng muối khiến cho trẻ ăn uống không còn ngon miệng chán ăn, biếng ăn là điều dễ hiểu.

Theo PGS.TS Hồ Bá Do, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y, trào lưu không cho trẻăn muối, thậm chí cắt giảm lượng muối dưới mức quy định sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Việc kiêng không ăn muối tuyệt đối chỉ đúng với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi. Giai đoạn này trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn. Trong sữa mẹ và sữa công thức đã có lượng muối đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ nhỏ. Khi trẻ tới tuổi ăn dặm thì cần phải được bổ sung theo lượng muối đúng với nhu cầu.

Sợ ăn mặn gây hại cho trẻ, nhiều cha mẹ cắt giảm hoàn toàn lượng muối khỏi khẩu phần ăn của trẻ.

"Muối là nhu cầu thiếu yếu của cơ thể số lượng dùng muối sẽ tăng theo độ tuổi. Ví dụ, trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi chỉ cần 1g muối/ngày, từ 1-3 tuổi trẻ cần 2g muối/ngày, trẻ từ 4-6 tuổi cần 3g muối/ngày, trẻ từ 7-10 tuổi cần 5g muối/ngày và từ 11 tuổi trở lên cần 6-7g muối/ngày", PGS.TS Hồ Bá Do nói.

Lý giải về vai trò quan trọng của muối đối với cơ thể con người, PGS.TS Hồ Bá Do cho biết, muối có công thức hóa học là NaCl (natri clorua). Khi muối đi vào cơ thể sẽ tách ra thành Natri (Na) và clorua (Cl). Natri là một trong những chất điện giải quan trọng trong cơ thể.

Mọi thực phẩm đều có mặt chính và mặt phụ cần cho người này và không cần cho người kia. Cơ thể thừa muối sẽ gây ra bệnh tật, nhưng thiếu muối không đáp ứng đủ yêu cầu của cơ thể của có thể gây ra bệnh.

Trẻ có thể thêm bệnh vì kiêng ăn muối hay ăn quá nhạt

PGS.TS Hồ Bá Do cho hay, ăn ít muối là đúng nhưng không có nghĩa là phải kiêng muối hoàn toàn hay ăn quá nhạt. Ăn nhiều muối dễ gây ra bệnh tim mạch, nhưng kiêng muối hoàn toàn cũng khiến cho bệnh tim mạch nặng hơn. Trẻ có bệnh lý thận kiêng ăn muối vì ăn nhiều dễ khiến thận bị tích nước không tốt. Nhóm trẻ này vẫn cần phải bổ sung muối vừa đủ nhu cầu của cơ thể.

PGS.TS Hồ Bá Do khuyến cáo: "Không cho trẻ ăn muối, ăn quá nhạt sẽ làm ảnh hưởng tới những phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Khi những phản ứng không được thực hiện sẽ gây ra rối loạn điện giải, rối loạn chất trong cơ thể. Các chất trong cơ thể mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể hậu quả không thể lường trước được".

Nên cho trẻ ăn đủ lượng muối như khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (Ảnh minh họa).

"Vẫn cần phải cho trẻ ăn đủ lượng muối theo đúng khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới. Cha mẹ không nên tự ý cắt hoàn toàn lượng muối trong khẩu phần ăn của con", PGS.TS Hồ Bá Do nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, Ths. BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Quốc Gia (Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, trẻ nhỏ nênăn nhạthơn so với người lớn nhưng vẫn phải duy trì lượng muối nhất định theo nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Song bác sĩ Hải cũng lưu ý hai gia vị trẻ nhỏ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều đó là muối và đường (đường hạn chế tối đa không ăn).

Trẻ dưới 1 tuổi nếu ăn quá nhiều muối dẫn tới thừa Natri làm trẻ biếng ăn, mệt mỏi. Nhiều Natri sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thu canxi của cơ thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

NGỌC MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement