10/10/2017 06:35
Dự thảo Luật An ninh mạng: Rắc rối, chồng chéo, khó thực thi
Dù đã qua 14 lần chỉnh sửa song dự thảo Luật An ninh mạng vẫn bị rất nhiều chuyên gia đánh giá là chồng chéo, rắc rối và khó có thực thi.
Tại hội thảo góp ý hoàn thiện Luật An ninh mạng được tổ chức chiều 9/10, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định: Việc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng hết sức cần thiết bởi Luật có thể giúp phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng, khắc phục tồn tại, tăng cường bảo vệ an ninh mạng.
Dẫn chứng cụ thể, ông Tuấn cho biết: Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 quy định việc kinh doanh phải có sự thẩm định, cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong khi đó, dự thảo Luật An ninh mạng quy định Bộ Công an là cơ quan thẩm định năng lực của doanh nghiệp.
Do đó, sự phối hợp giữa hai cơ quan quản lý Nhà nước này cần phải rõ ràng để làm sao vừa đảm bảo chặt chẽ, nhưng cũng tạo sự thuận lợi và giảm đầu mối cho doanh nghiệp kinh doanh.
Ông Nguyễn Chí Thành - Chánh văn phòng Hiệp hội An toàn Thông tin cho rằng:“Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật An ninh mạng khá rộng, gần như bao quát tất cả các vấn đề liên quan đến an ninh mạng nên dễ trùng lăp về nội dung và chồng chéo về thẩm quyền quản lý nhà nước với các văn bản khác đang hiện hành như Luật An toàn thông tin mạng, Luật Cơ yếu, Luật Công nghệ thông tin…”.
Ông Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hòa kỳ tại Hà Nội còn khẳng định: Một số điều khoản của Luật nếu không được chỉnh sửa có thể trở thành rào cản đối với nền kinh tế, làm tăng thêm khó khăn và gia tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Cụ thể như những yêu cầu liên quan đến lưu trữ dữ liệu có nguy cơ làm tăng chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc sự thiếu rõ ràng và trách nhiệm trong dự thảo mà các doanh nghiệp phải thực hiện có thể cản trở tính sáng tạo và đổi mới trong hoạt động cung cấp dịch vụ internet...
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp